Nga - Quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới

Theo Statista, một trong những cổng thống kê lớn nhất thế giới, hiện Nga đang phải chịu hơn 13 nghìn lệnh trừng phạt có mục tiêu khác nhau. Trong đó, Mỹ là quốc gia đứng đầu về số lệnh trừng phạt chống Nga.

Liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine, với tổng số 2.773 lệnh trừng phạt được áp đặt kể từ năm 2014, trong đó 1.822 lệnh trừng phạt được áp đặt sau ngày 22/2/2022, Mỹ hiện đang là quốc gia đứng đầu về số lệnh trừng phạt chống Nga. Đứng ở các vị trí tiếp theo trong danh sách này là Thụy Sĩ, Canada, Anh, Liên minh Châu Âu (EU), Pháp, Australia và Nhật Bản. 

Mới đây nhất, ngày 26/1, Mỹ đã quyết định áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với 6 cá nhân và 12 thực thể Nga. Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ được cho là nhằm vào các cơ sở hỗ trợ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine như các nhà sản xuất vũ khí, sửa chữa tàu hay công ty quân sự tư nhân Wagner. 

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết: “Bộ Tài chính Mỹ xác định Wagner là một tổ chức tội phạm xuyên quốc gia theo sắc lệnh hành pháp 13581. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung vào tuần tới đối với Wagner và mạng lưới hỗ trợ của họ trên nhiều châu lục". 

Sau đó một ngày, Liên minh Châu Âu (EU) cũng quyết định gia hạn các lệnh trừng phạt về kinh tế đối với Nga thêm 6 tháng, tới ngày 31/7/2023. Gói trừng phạt về kinh tế của EU nhằm vào Nga bao gồm một loạt biện pháp như: hạn chế đối với thương mại, tài chính, công nghệ và hàng hóa lưỡng dụng, công nghiệp, vận tải và hàng xa xỉ. Ngoài ra còn có lệnh cấm nhập khẩu hoặc vận chuyển dầu thô bằng đường biển và một số sản phẩm dầu mỏ từ Nga sang EU, loại bỏ các ngân hàng của Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), hạn chế về quan hệ kinh tế với bán đảo Crimea, thành phố Sevastopol..., đóng băng tài sản và hạn chế đi lại đối với nhiều cá nhân và tổ chức, cùng các biện pháp ngoại giao khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov rạng sáng 13/5 (theo giờ Việt Nam) tuyên bố, Nga sẵn sàng tìm kiếm giải pháp lâu dài cho cuộc xung đột với Ukraine, tuy nhiên sẽ không chấp nhận bất kỳ sự ép buộc nào dưới dạng “ngôn ngữ tối hậu thư”.

Các thị trường chứng khoán trên thế giới đồng loạt tăng điểm trong ngày 12/5, sau khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận giảm mạnh thuế đối với hàng hóa của nhau trong khoảng thời gian 90 ngày.

Ủy viên Quốc phòng Liên minh châu Âu - ông Andrius Kubilius ngày 12/5 đã kêu gọi tăng cường sự hội nhập giữa ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu và Ukraine.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có mặt tại Tòa án Quận Tel Aviv vào ngày 12/5 để tiếp tục làm chứng trong phiên xét xử tham nhũng kéo dài của mình. Đây là lần thứ 27 ông xuất hiện tại tòa, kể từ khi phiên xét xử bắt đầu vào năm 2019.

Thủ tướng Anh Keir Starmer ngày 12/5 đã công bố một loạt cải cách lớn đối với chính sách nhập cư của Vương quốc Anh, nhằm giảm bớt số lượng nhập cư ròng và khôi phục quyền kiểm soát biên giới quốc gia.

Nhóm vũ trang Đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng đã xung đột với nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn bốn thập kỷ qua, đã quyết định tự giải thể và chấm dứt cuộc đấu tranh vũ trang.