Nga phê chuẩn Hiệp ước đối tác chiến lược với Triều Tiên

Ngày 6/11, Hội đồng Liên bang Nga đã thông qua luật phê chuẩn Hiệp ước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Nga và Triều Tiên.

Hiệp ước đã được ký tại Bình Nhưỡng hôm 19/6/2024 nhằm làm sâu sắc quan hệ đối tác và hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Theo các tài liệu kèm theo luật mới, việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước là vì lợi ích cơ bản của người dân hai nước và góp phần vào hòa bình, an ninh và ổn định khu vực và toàn cầu. Đặc biệt, Hiệp ước quy định rằng trong trường hợp có nguy cơ về một hành động xâm lược vũ trang chống lại một trong hai bên, hai bên sẽ tổ chức tham vấn để phối hợp quan điểm của mình và thống nhất các biện pháp khả thi để hỗ trợ lẫn nhau.

Nga và Triều Tiên cam kết không ký kết các thỏa thuận với quốc gia thứ ba nhằm chống lại một trong hai bên, đồng thời không cho phép quốc gia thứ ba sử dụng lãnh thổ của mình để vi phạm chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của bên kia.

Hai nước cũng nhất trí hợp tác trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học và công nghệ, nông nghiệp, giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa, du lịch, bảo vệ môi trường, phòng chống và cứu trợ thiên tai. Ngoài ra, các bên sẽ hỗ trợ phát triển hợp tác liên khu vực và xuyên biên giới, tăng cường liên hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, đồng thời hợp tác trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế cũng như các thách thức và mối đe dọa khác.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.

Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.

Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.

Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.

Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.