Nga ngừng tham gia Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Cách đây một năm, sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, do Liên Hợp quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đã được ký, cho phép Ukraine xuất khẩu an toàn ngũ cốc và hàng hóa nông sản từ các cảng biển của mình trong bối cảnh xung đột tại Ukraine.Trong khuôn khổ sáng kiến, Nga và LHQ cũng đã ký một biên bản ghi nhớ về việc tạo điều kiện cho xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga. Thỏa thuận này đã tạo điều kiện cho Ukraine xuất khẩu hơn 32 triệu tấn ngũ cốc qua đường biển. Ukraine mong muốn tiếp tục gia hạn thỏa thuận này. Tuy nhiên phía Nga nhiều lần đưa ra cảnh bảo muốn rút khỏi thỏa thuận. Gần đây nhất là trước khi thỏa thuận hết hạn vào ngày 17/7 theo giờ địa phương, tổng thống Vladimir Putin xác nhận rằng Nga có thể ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc. Vậy nguyên nhân nào khiến phía Nga muốn từ bỏ thỏa thuận này?

Ngày 17/7 theo giờ địa phương, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận Nga sẽ ngừng tham gia thỏa thuận ngũ cốc biển Đen. Ông Peskov nói thêm rằng Nga sẽ quay trở lại Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen nếu các yêu cầu của nước này được đáp ứng. Ngày 16/7, chuyến tàu cuối cùng chở ngũ cốc của Ukraine theo thỏa thuận Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã rời cảng Odessa trước khi thỏa thuận này hết hạn.

Tính đến trước ngày 17/7, thỏa thuận ngũ cốc biển Đen đã được gia hạn 3 lần, và lần đây nhất có hiệu lực từ ngày 18/5 và kéo dài trong 2 tháng.Trong 1 năm từ khi thỏa thuận được ký kết, tổng thống Putin đã nhiều lần cảnh báo Nga đang xem xét rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen vì các bên không đáp ứng một số yêu cầu về xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga, theo như thỏa thuận đã ký. /.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.

Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, đánh dấu bước ngoặt chính trị quan trọng của vị Tổng thống 64 tuổi.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.

Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.

Sự thay đổi liên tục về chính sách thuế quan của ông Trump khiến thị trường toàn cầu lo ngại, các nhà đầu tư đang đau đầu tính toán xem liệu Tổng thống Mỹ có ý định áp dụng thuế quan vĩnh viễn hay chỉ coi đó là công cụ để thương lượng.