Nga lần đầu thu giữ xe tăng Marder do Đức sản xuất
Đây là lần đầu tiên loại phương tiện quân sự hạng nặng này bị Nga thu giữ kể từ đầu cuộc xung đột với Ukraine.
Nhiều khí tài quân sự khác của NATO do Đức cung cấp cho Kiev đã bị quân đội Ukraine bỏ lại gần làng Severnoe, cách Avdiivka khoảng 5 km về phía tây. Theo một kỹ thuật viên quân sự có tên là ‘Kazbek’, lực lượng Ukraine đã cố gắng đẩy quân đội Nga ra khỏi làng Severnoe nhưng thất bại. Chiếc Marder IFV bị mắc kẹt trong bùn và bị quân đội Ukraine đang rút lui bỏ lại phía sau.
Theo binh sĩ Nga, chiếc xe chiến đấu nặng 30 tấn “ở trạng thái gần như lý tưởng” với đầy đủ các bộ phận, và là chiếc Marder IFV đầu tiên và duy nhất bị Nga thu giữ trong tình trạng như vậy. Phương tiện này sẽ không được quân đội Nga đưa vào sử dụng, nhưng sẽ bị tháo dỡ để nghiên cứu, từ đó xác định các điểm yếu của nó và cung cấp thông tin có giá trị cho quân đội Nga về các vị trí tấn công chiến lược.
Tính đến tháng 2/2024, Đức đã gửi tổng cộng 90 xe Marder cho Ukraine. Ngoài ra, thêm 30 chiếc nữa đang chờ được bàn giao trong năm nay. Mẫu xe này được trang bị một số phụ kiện tiêu chuẩn như kính tiềm vọng ban ngày, thiết bị nhìn đêm, hệ thống bảo vệ và hệ thống liên lạc tiên tiến. Với những tính năng trên, nó đã trở thành một loại phương tiện linh hoạt và đáng tin cậy của quân đội Ukraine trên chiến trường. Tuy nhiên, các bằng chứng về việc xe Marder bị Nga tiêu diệt đã xuất hiện trên internet từ tháng 9 năm ngoài.
Trước đó, Nga cũng đã thu giữ xe tăng chiến đấu Bradley M2A2 IFV của Mỹ và CV9040 của Thụy Điển hiện đang phục vụ trong quân đội Ukraine. Việc thu giữ các mẫu xe thiết giáp của Mỹ và NATO đem lại nhiều lợi ích cho Nga trong việc phát triển các phương tiện bọc thép trong tương lai.
(Theo RT)


Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.
Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.
Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.
Quân đội Pakistan ngày 10/5 tố cáo Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của nước này. Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự đáp trả hành động gây hấn của New Delhi.
Quân đội Ấn Độ ngày 9/5 cáo buộc Pakistan tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và các loại vũ khí khác dọc biên giới phía Tây Ấn Độ, từ đêm ngày 8/5 đến rạng sáng 9/5.
0