Nga lần đầu phá huỷ xe tăng chủ lực Abrams của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã lần đầu phá hủy xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams do Mỹ sản xuất trong cuộc xung đột với Ukraine.

Theo đó, xe tăng M1 Abrams đã bị phá hủy gần làng Berdychi, nằm ở phía tây bắc Avdiivka, thị trấn quan trọng ở Donbass mà quân đội Nga đã kiểm soát hồi đầu tháng 2. Chiếc xe tăng do Mỹ sản xuất được cho là đã bị máy bay không người lái tự sát và ít nhất một quả đạn từ súng phóng lựu chống tăng nhắm trúng.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố rằng bất kỳ loại vũ khí nào cung cấp cho Kiev cũng đều “bị thiêu rụi”, và xe tăng M1 Abrams do Mỹ sản xuất cũng không phải ngoại lệ. Ông giải thích rằng động thái này là một phần trong hoạt động hàng ngày của quân đội Nga nhằm phi quân sự hóa Ukraine.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 10/5, Pakistan đáp trả việc Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân quan trọng nhất của nước này, Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ, nhắm mục tiêu vào nhiều căn cứ bao gồm một địa điểm lưu trữ tên lửa ở miền Bắc quốc gia láng giềng.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố, sự tham gia của Bình Nhưỡng vào cuộc chiến Nga - Ukraine là hoàn toàn chính đáng, gọi đây là hành động bảo vệ “quốc gia anh em”.

Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.

Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.

Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.