Nga lại vượt Mỹ về nguồn cung khí đốt cho châu Âu

Dựa trên kết quả quý III/2024, Nga tiếp tục vượt Mỹ về nguồn cung khí đốt cho Liên minh châu Âu (EU) với 13,3 tỷ m³.

Hãng tin RIA Novosti phân tích dữ liệu từ Công ty Bruegel cho thấy, dựa trên kết quả của quý III, Nga một lần nữa vượt qua Mỹ về nguồn cung cấp khí đốt cho Liên minh châu Âu, đồng thời chiếm thị phần cao nhất trong 9 quý.

Trong quý III, Nga đã cung cấp 13,3 tỷ m³ khí đốt cho thị trường châu Âu, so với 13 tỷ m³ của quý trước đó và 11,5 tỷ m³ một năm trước. Do đó, tỷ trọng của các công ty Nga trong cơ cấu nhập khẩu khí đốt của châu Âu đã tăng lên 19,4%, từ mức 17,2% trong tháng 4 đến tháng 6, đạt mức cao nhất kể từ quý II/2022.

Trung tâm Khí đốt Trung Âu ở Baumgarten. Ảnh: RIA Novosti.
Trung tâm Khí đốt Trung Âu ở Baumgarten. Ảnh: RIA Novosti.

Nga chủ yếu cung cấp khí đốt cho châu Âu qua đường ống, tăng 8% trong quý và gần 13% trong năm, lên 8,6 tỷ m³. Khối lượng xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG trong quý III vừa qua lên tới 4,7 tỷ m³, thấp hơn 6% so với mức từ tháng 4 đến tháng 6, nhưng cao hơn 21% so với quý III năm ngoái.

Về phía Mỹ, nước này đã giảm 1/4 nguồn cung khí LNG trong quý III và 1/3 trong năm, xuống còn 9,5 tỷ m³. Kết quả là trong quý thứ hai liên tiếp, Mỹ trở thành nhà cung cấp khí đốt chính thứ ba cho Liên minh châu Âu và Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính thứ hai.

Na Uy vẫn dẫn đầu về xuất khẩu khí đốt từ quý III/2022 với 21,7 tỷ m³ trong tháng 7 đến tháng 9. Đồng thời, trong hơn 3 tháng, nước này đã giảm lượng cung cấp 9%, nhưng vẫn cao hơn 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm nhà cung cấp khí đốt chính hàng đầu cho EU trong quý III còn bao gồm Algeria. Nước này trong 3 tháng đã giảm nguồn cung 19%, xuống còn 7 tỷ m³ khí. Trong khi Anh đã tăng gần 40%, lên 5,1 tỷ m³ khí.

Trước đó, RIA Novosti đưa tin, vào tháng 7/2024, Mỹ đã giảm mạnh xuất khẩu khí LNG sang EU, trong bối cảnh nguồn thu của các nhà cung cấp Mỹ giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm là do việc định hướng lại nguồn cung sang thị trường châu Á.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Canada hiện đang xem xét các khoản đầu tư tiềm năng vào lá chắn phòng thủ tên lửa Vòm Vàng trị giá 175 tỷ đô la.

Giới chức ngoại giao châu Âu đã lên tiếng chỉ trích vụ Israel nổ súng vào các nhà ngoại giao đến thăm thành phố Jenin ở Bờ Tây, đồng thời yêu cầu Israel điều tra vụ việc.

Moody’s đã hạ một bậc xếp hạng của Mỹ, từ mức cao nhất là AAA xuống mức AA+ do thâm hụt tài khóa và tiền trả lãi của chính phủ liên tục tăng.

Một chiến dịch khuyến khích người dân ăn nhạt hơn đang được triển khai tại Nhật Bản nhằm góp phần giảm tỷ lệ cao huyết áp ở người dân.

Một ngày sau khi Mỹ công bố hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu “Vòm Vàng”, Trung Quốc đã lên tiếng thúc giục Mỹ từ bỏ kế hoạch phát triển và triển khai hệ thống này.

Ông Trump cáo buộc Nam Phi không giải quyết tuyên bố vô căn cứ của mình về các vụ giết hại nông dân da trắng.