'Nga không thiếu khách hàng mua khí hóa lỏng'
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà ngoại giao EU cho biết các nước trong khối sẽ đưa ra loạt biện pháp trừng phạt tiếp theo nhằm vào Nga, trong đó có cả việc lần đầu tiên hạn chế xuất khẩu LNG của Nga.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người vẫn giữ mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin, trước đây đã cố gắng ngăn chặn viện trợ cho Ukraine và các biện pháp hạn chế đối với Moskva. Hungary từng chỉ trích các hạn chế đối với Nga và trước đây phản đối các gói trừng phạt của EU, cho rằng chúng gây tổn hại cho chính EU hơn là Nga.

Đầu tháng này, Euronews đưa tin EU đang xem xét mở rộng các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành LNG của Nga. Mục đích của biện pháp này là tiếp tục cản trở nguồn thu của Nga từ nhiên liệu hóa thạch khi ngày càng nhiều ý kiến cho rằng các biện pháp trừng phạt trước đó không đạt hiệu quả.
Biện pháp này có thể dẫn đến lệnh cấm các cảng tại EU tái xuất khẩu LNG của Nga sang các nước thứ ba ngoài liên minh, nhưng các nước EU vẫn có thể nhập khẩu nhiên liệu này. Đề xuất này cũng đề cập việc cấm EU tham gia các dự án LNG mới của Nga.
Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA), một tổ chức độc lập theo dõi nhiên liệu hóa thạch của Nga ước tính năm ngoái các nước EU đã trả 8,2 tỷ euro (8,8 tỷ USD) để mua 20 tỷ mét khối LNG của Nga. Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha là những nhà nhập khẩu chính LNG của Nga.
“Không lo thiếu khách hàng”
Ngày 22/5, Vụ trưởng Vụ châu Âu thứ nhất, Bộ Ngoại giao Nga, ông Artem Studennikov châm biếm nỗ lực của các nước Liên minh châu Âu EU nhằm trừng phạt xuất khẩu khí đốt hóa lỏng LNG của Moskva. Ông cho rằng EU làm điều này là “tự bắn vào chân mình”.
Trả lời phỏng vấn RIA Novosti, ông Studennikov nói: “Chúng tôi sẽ không thiếu khách hàng. Điều thú vị về thị trường LNG là tính chất toàn cầu của nó. Khí hóa lỏng có thể đi khắp thế giới. Nhu cầu đang tăng trưởng đều đặn và những chân trời rộng lớn đang mở ra”. Nhà ngoại giao cho rằng bất cứ nỗ lực nào của phương Tây cũng sẽ thất bại.
Ông Studennikov nhắc lại việc EU trước đây đã áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu khí đốt qua đường ống từ Nga. Kết quả là châu Âu chìm vào cuộc khủng hoảng năng lượng trầm trọng khi giá nhiên liệu phá vỡ kỷ lục trong nhiều tháng.
Trong hai năm qua, các nước EU đã cố gắng ổn định thị trường năng lượng của mình. Nhưng với cái giá phải trả là gì? Họ trở nên phụ thuộc nhiều vào LNG của Mỹ, trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Washington.
Ông Artem Studennikov - Vụ trưởng Vụ châu Âu thứ nhất, Bộ Ngoại giao Nga.
Tháng 4 vừa qua, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên rằng các biện pháp trừng phạt của EU đối với nguồn cung cấp LNG của Nga thể hiện sự cạnh tranh bất hợp pháp và không công bằng. Ông Peskov khẳng định Moskva sẽ tìm cách vượt qua những trở ngại đó.

"Trên thực tế, những nỗ lực đẩy Nga ra khỏi thị trường năng lượng vẫn tiếp tục, tất nhiên, việc chuyển sang các thị trường đắt đỏ hơn trước hết mang lại lợi nhuận cho Mỹ và một số quốc gia khác. Các ngành công nghiệp và người tiêu dùng tại châu Âu sẽ chịu tổn hại từ lệnh cấm này”, ông Peskov nói.


Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
0