Nga hạ thêm một xe tăng Abrams của Mỹ ở Ukraine

Cũng theo Bộ Quốc phòng Nga, trong 24 giờ qua, các đơn vị thuộc Trung tâm Nhóm tác chiến của Nga cũng tiếp tục kiểm soát thêm hàng loạt vị trí chiến lược trong thành phố Avdiivka thuộc tỉnh Donetsk. Nga đã vô hiệu hóa nhiều binh sỹ cùng thiết bị của các lữ đoàn cơ giới số 24 và 110, lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 71 và 103 của Ukraine gần các khu định cư Novokalinovo, Mayorsk, Berdychi và Rozovka thuộc Cộng hòa Nhân dân Donetsk.
“Đối phương mất hơn 490 người, 2 xe tăng, bao gồm một xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất, 4 xe chiến đấu bộ binh, trong đó có 3 xe Bradley do Mỹ sản xuất, 3 xe chiến đấu bọc thép và 12 xe cơ giới. Ngoài ra, một khẩu pháo tự hành Akatsiya, một khẩu pháo Msta-B, một hệ thống pháo cơ giới Gvozdika và 3 khẩu pháo D-30 đã bị phá hủy”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Cũng theo Bộ này, lực lượng vũ trang Nga đã đánh bại quân đội Ukraine và làm tê liệt trang thiết bị của đối phương tại các khu vực Novokalinov, Mayorsk, Berdychy và Rozovka của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR). Quân đội Nga cũng chiếm giữ những vị trí tốt hơn trong khu vực Avdiivka.
Quân đội Nga đã hạ chiếc xe tăng Abrams đầu tiên tại Ukraine hôm 26/2 gần làng Berdychi. Vào ngày hôm đó, quân đội Nga đã phá hủy nhiều thiết bị quân sự của Ukraine, trong đó có một xe tăng Abrams do Mỹ sản xuất. Bình luận về các sự kiện trong ngày, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lưu ý rằng việc chiếc xe tăng Abrams đầu tiên bị phá hủy cho thấy quyết tâm của binh sỹ Nga trong việc “phi quân sự hóa” Ukraine./.
(Theo Tass, Sputnik)


Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".
Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
0