Nga duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân

15h ngày 28/7 (giờ Hà Nội), Nga tổ chức duyệt binh kỷ niệm Ngày Hải quân Nga tại St Petersburg. Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự sự kiện.

Hơn 20 tàu tham gia duyệt binh, bao gồm tàu tên lửa nhỏ, tàu chống ngầm, tàu hộ tống, tàu quét mìn, tàu tuần tra Sochi và các thuyền buồm Kruzenstern, Mir và Sedov.

Cuộc duyệt binh có sự tham gia của  tàu ​​chiến, tàu ngầm, hàng không và thủy quân lục chiến.

Theo truyền thống, nhiều hoạt động được tổ chức trên khắp cả nước để chào mừng Ngày Hải quân. Một trong những sự kiện trọng tâm là cuộc duyệt binh hải quân, diễn ra tại các căn cứ hải quân chính của Nga, như St. Petersburg, Sevastopol, Vladivostok và những nơi khác. Cuộc duyệt binh có sự tham gia của  tàu ​​chiến, tàu ngầm, hàng không và thủy quân lục chiến.

Chương trình kỷ niệm Ngày Hải quân còn bao gồm nhiều sự kiện văn hóa và thể thao khác nhau. Các buổi hòa nhạc, triển lãm và biểu diễn trình diễn của lính thủy đánh bộ và thợ lặn được tổ chức tại các thành phố.

Một trong những khoảnh khắc được mong đợi nhất của ngày lễ là màn bắn pháo hoa.

Trong các bảo tàng, người ta tổ chức các cuộc triển lãm về lịch sử của hạm đội và các trận hải chiến nổi bật. Lễ hội dân gian diễn ra tại các quảng trường, ở đó mọi người có thể tham gia các cuộc thi, câu đố về chủ đề biển.

Một trong những khoảnh khắc được mong đợi nhất của ngày lễ là màn bắn pháo hoa. Vào buổi tối, bầu trời các thành phố bừng sáng bởi các màn trình diễn pháo hoa, tạo nên không khí huyền ảo, khép lại ngày lễ hội.

Ngày Hải quân Nga được tổ chức vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 7.

Trong ngày này, các thủy thủ nhận được lời chúc mừng vì đã tận tâm phụng sự Tổ quốc, vì lòng dũng cảm và sự cống hiến của họ. Đây là ngày mà mỗi người Nga có thể bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng đối với những người bảo vệ biên giới trên biển của đất nước.

Ngày Hải quân Nga được công bố theo sắc lệnh của Tổng thống vào ngày 31 tháng 5 năm 2006 và theo truyền thống được tổ chức vào Chủ nhật cuối cùng của tháng 7.

Năm 2024, các hoạt động chào mừng Ngày Hải quân được tổ chức vào ngày 28 tháng 7. Ngày Hải quân ở Nga không chỉ là ngày lễ của thủy thủ mà còn là sự kiện quan trọng của cả nước, nhằm tôn vinh sức mạnh và sự vĩ đại của hạm đội Nga, lịch sử và truyền thống của lực lượng cũng như lòng dũng cảm và anh hùng của các thủy thủ.

Diễn tập duyệt binh hải quân trước ngày lễ chính.

Tầm quan trọng của Hải quân đối với quốc phòng của nước Nga khó có thể được đánh giá hết được. Hải quân bảo vệ biên giới trên biển, tham gia các hoạt động quốc tế để duy trì hòa bình và an ninh, đồng thời đóng vai trò then chốt trong việc ngăn chặn chiến lược trước các mối đe dọa tiềm tàng. Hải quân được trang bị công nghệ và vũ khí tiên tiến, giúp thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Theo chuyên gia, Ngày Hải quân có tầm quan trọng lớn đối với Nga vì quốc gia này nổi tiếng với truyền thống hàng hải và hạm đội hùng mạnh trong nhiều thế kỷ. Các hạm đội Nga luôn đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và đảm bảo an ninh đất nước.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tham dự buổi duyệt binh.

Kể từ khi được Peter Đệ nhất thành lập vào năm 1696, Hải quân Nga đã trải qua một chặng đường dài phát triển và hiện đại hóa, trở thành một trong những lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới.

Nga có 12  biển và một biển hồ. Các biển này thuộc ba đại dương – trong đó Baltic, Black và Azov thuộc Đại Tây Dương, Biển Bạch hải, Barents, Kara, Laptev, Đông Siberia và Chukotka thuộc bắc cực và biển Bering, Okhotsk và Nhật Bản thuộc Thái Bình Dương. Biển hồ Caspia thuộc khu vực đất liền.

Nga có diện tích biển lớn nhất thế giới - khoảng 8,6 triệu km2 (2,4% diện tích đại dương thế giới), khoảng 3,9 triệu km2 là thềm lục địa, 4,7 triệu km2 là vùng biển sâu. Chiều dài đường bờ biển của Nga là 60.985 km, bao gồm bờ biển Bắc Băng Dương - 39.940, Thái Bình Dương - 17.740, Biển Baltic - 660, Azov và Biển Đen – 1185km, Biển Caspian - 1460 km.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.

Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.

Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.

Quân đội Pakistan ngày 10/5 tố cáo Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của nước này. Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự đáp trả hành động gây hấn của New Delhi.

Quân đội Ấn Độ ngày 9/5 cáo buộc Pakistan tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và các loại vũ khí khác dọc biên giới phía Tây Ấn Độ, từ đêm ngày 8/5 đến rạng sáng 9/5.