Nga đề nghị sản xuất Su-57 tại Ấn Độ
Thông tin trên được Phó Giám đốc Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Liên bang Nga Mikhail Babich đưa ra trong khuôn khổ Triển lãm hàng không Aero India đang diễn ra tại Bengaluru, Ấn Độ.
Theo ông Babich, Nga không chỉ sẵn sàng hợp tác với Ấn Độ trong việc sản xuất máy bay Su-57 mà còn cam kết chia sẻ công nghệ phát triển máy bay chiến đấu.
Người phát ngôn của công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport cũng xác nhận Nga đã đề xuất với chính phủ Ấn Độ và tập đoàn Hindustan Aeronautics về việc sản xuất Su-57 tại Ấn Độ, bao gồm cả việc chuyển giao toàn bộ công nghệ. Điều này nhằm đảm bảo quá trình sản xuất và bảo dưỡng không bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt phương Tây.
Nếu Ấn Độ chấp nhận, việc sản xuất có thể bắt đầu trong năm nay. Su-57 sẽ được sản xuất dựa trên dây chuyền sản xuất máy bay Sukhoi Su-30 hiện có của Ấn Độ.
Trong nhiều thập kỷ qua, Nga đã là nhà cung cấp vũ khí chính cho Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Đề xuất này được đưa ra vào thời điểm không quân Ấn Độ đang đối mặt với tình trạng thiếu máy bay chiến đấu. Trong bối cảnh đó, hợp tác với Nga để sản xuất Su-57 có thể giúp Ấn Độ củng cố sức mạnh không quân, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào vũ khí phương Tây.


Sự khó đoán và phong cách lãnh đạo đầy kịch tính của Tổng thống Mỹ Donald Trump không chỉ là ngẫu nhiên mà dường như là một chiến lược có chủ đích. Tuy nhiên, điều từng mang lại lợi thế cho ông trong kinh doanh lại có thể trở thành rủi ro khi điều hành một quốc gia và định hình chính sách toàn cầu.
Mỹ đang điều chỉnh chính sách với Ukraine, bao gồm tạm dừng viện trợ quân sự và ngừng chia sẻ tình báo, gây ảnh hưởng lớn đến cục diện xung đột. Cùng với đó, Washington cũng mở ra khả năng đàm phán với Nga, trong khi châu Âu ngày càng có những phản ứng cứng rắn.
Mỹ đang tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Phong trào kháng chiến hồi giáo Hamas về vấn đề con tin và lệnh ngừng bắn tại Gaza, các quan chức Israel và Nhà Trắng xác nhận thông tin vào ngày 5/3. Đây là động thái chưa từng có, phá vỡ nguyên tắc ngoại giao lâu nay của Mỹ là không đàm phán với các nhóm bị coi là tổ chức khủng bố.
Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp tại Brussels, Bỉ để bàn về việc tiếp tục hỗ trợ cho Ukraine cũng như vấn đề củng cố năng lực quốc phòng của khối.
Không quân Hàn Quốc đã thừa nhận sai lầm khi một máy bay chiến đấu vô tình thả 8 quả bom xuống một ngôi làng, khiến nhiều người bị thương.
Canada đã nộp đơn khiếu nại về mức thuế quan mà Mỹ áp dụng đối với hàng hóa có nguồn gốc từ Canada, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho biết.
0