Nga đề nghị hòa đàm trực tiếp, Ukraine có chấp nhận?
Động thái được đưa ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tiếp tục theo dõi sát sao lập trường địa chính trị của Nga, giữa lúc căng thẳng xung đột tại Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Phát biểu tại cuộc họp báo tổng kết chuỗi sự kiện kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng, Tổng thống Putin tuyên bố Moscow sẵn sàng nối lại đàm phán trực tiếp với Kiev, vốn đã bị Ukraine đình chỉ vào cuối năm 2022.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay: “Chúng tôi cam kết đàm phán nghiêm túc với Ukraine. Ý nghĩa của các cuộc đàm phán này là loại bỏ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột và thiết lập một nền hòa bình lâu dài, bền vững, theo quan điểm lịch sử. Quyết định bây giờ tùy thuộc vào Ukraine và các nhà lãnh đạo của họ, những người dường như bị chi phối bởi tham vọng chính trị cá nhân, chứ không phải bởi lợi ích của người dân”.
Cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Putin cáo buộc Ukraine đã nhiều lần vi phạm các lệnh ngừng bắn do Nga đơn phương công bố, bao gồm lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày đối với cơ sở hạ tầng năng lượng vào tháng trước, lệnh ngừng bắn dịp lễ Phục sinh và lệnh ngừng bắn ba ngày nhân Ngày Chiến thắng vừa kết thúc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh đề xuất này, khẳng định “một ngày tươi sáng đang đến với Nga và Ukraine”. Trong khi đó, giới quan sát tỏ ra hoài nghi về khả năng Ukraine chấp nhận lời đề nghị của Nga. Cựu chuyên gia phân tích an ninh cấp cao của Lầu Năm Góc Michael Maloof nhận định, Tổng thống Volodymyr Zelensky đang chịu sức ép đáng kể từ cả các nhóm vũ trang trong nước lẫn các nhà tài trợ phương Tây, khiến khả năng nối lại đàm phán mà không có điều kiện tiên quyết là rất thấp.
Cùng quan điểm, Trung tá quân đội Mỹ đã nghỉ hưu Earl Rasmussen cảnh báo đề xuất hòa đàm trực tiếp của Tổng thống Putin là một đòn phản công bằng ngoại giao, nhưng khả năng Kiev hoặc các bên bảo trợ hưởng ứng đề nghị này vẫn còn bỏ ngỏ. Diễn biến trên xảy ra trong bối cảnh Tổng thống Zelensky vừa tổ chức hội nghị cấp cao tại Kiev với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức và Ba Lan, cùng hơn 30 quốc gia khác tham dự trực tuyến.
Sau hội nghị, ông Zelensky tuyên bố các bên đã đồng thuận kêu gọi một lệnh ngừng bắn toàn diện và vô điều kiện kéo dài ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5. Ông Zelensky cảnh báo, nếu Moscow từ chối đề xuất ngừng bắn này, Ukraine và các nước đồng minh sẽ thúc đẩy các biện pháp trừng phạt mới, đặc biệt nhắm vào lĩnh vực năng lượng và ngân hàng của Nga.


Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.
Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.
Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.
0