Nga chuẩn bị cho việc nhiều thập kỷ bị trừng phạt

Các lệnh trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt đối với Nga vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều thập kỷ, ngay cả khi có một giải pháp hòa bình ở Ukraine, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Nga cho biết ngày 16/8.
Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp với các quan chức hàng đầu của Nga ngày 12/8/2024.

Vượt qua Iran và Triều Tiên, Nga đã trở thành quốc gia bị phương Tây trừng phạt nhiều nhất trên thế giới sau khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra vào tháng 2 năm 2022. Bất chấp áp lực, nền kinh tế Nga vẫn tăng trưởng 4,7% trong nửa đầu năm nay.

“Đây là câu chuyện của nhiều thập kỷ tới. Bất kể diễn biến và kết quả của một giải pháp hòa bình ở Ukraine như thế nào, thì trên thực tế, đó chỉ là một cái cớ”, ông Dmitry Birichevsky, người đứng đầu bộ phận hợp tác kinh tế tại Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

“Các lệnh trừng phạt lần đầu tiên được đưa ra sớm hơn nhiều. Mục tiêu cuối cùng của chúng là cạnh tranh không lành mạnh”, ông Birichevsky nói tại một diễn đàn ở Moscow.

Hội thảo có tên “Các lệnh trừng phạt đối với Nga - tiến tới vô cực?” là một phần của cuộc tranh luận rộng hơn trong giới chính trị và kinh doanh tại Nga về việc liệu Moscow có nên nỗ lực nới lỏng các lệnh trừng phạt hay chấp nhận chúng như một thực tế lâu dài và học cách giải quyết các vấn đề phát sinh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết việc dỡ bỏ mọi lệnh trừng phạt áp đặt chống Nga sẽ là một trong những điều kiện để ông đạt được hòa bình.

Theo ông Birichevsky, các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm mục đích buộc Nga phải tái cấu trúc nền kinh tế và sản xuất nhiều hàng hóa có giá trị gia tăng hơn, vốn trước đây được nhập khẩu từ các nước phương Tây.

Cho đến nay, nền kinh tế Nga vẫn đang tiếp tục chứng tỏ sức chống chịu trước các biện pháp trừng phạt. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu 2024 được công bố ngày 11/6, Ngân hàng thế giới (WB) đã nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Nga dựa trên số liệu sửa đổi mới nhất. Theo dự báo, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga sẽ tăng 2,9% trong năm nay và 1,4% vào năm 2025. Đây là mức điều chỉnh tăng so với dự báo trước đó lần lượt là 2,2% năm 2024 và 1,1% trong 2025.

WB cho biết, với mức tăng trưởng tới 3,6%, nền kinh tế Nga vượt trội so với dự báo 2,6% được cơ quan này đưa hồi tháng 1/2023 và mức 1,6% vào tháng 10/2023.

“Tăng trưởng vượt kỳ vọng này cho thấy nhu cầu tư nhân mạnh hơn mong đợi, nhờ các gói hỗ trợ tài chính của chính phủ, các biện pháp tài chính và thị trường lao động thắt chặt. Chi tiêu quân sự tăng lên cũng đã thúc đẩy hoạt động kinh tế” - báo cáo của WB nêu rõ.

Cũng theo báo cáo của WB, mức tăng trưởng mạnh mẽ vào cuối năm 2023 và những tháng đầu năm nay dự kiến ​​sẽ thúc đẩy hoạt động kinh tế của Nga trong cả năm 2024. Bên cạnh đó, Moscow có thể thắt chặt các biện pháp an toàn vĩ mô và giảm quy mô các khoản thế chấp được trợ cấp.

Trước đó, trong bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết kinh tế Nga đang tăng trưởng nhanh hơn các cường quốc lớn khác trên thế giới mà không phụ thuộc vào dầu và khí đốt.

Ông Putin cho biết tăng trưởng kinh tế chủ yếu xuất phát từ các ngành công nghiệp phi tài nguyên. Trong năm ngoái, hơn 40% tăng trưởng GDP đến từ các ngành công nghiệp cơ bản như sản xuất, xây dựng, logistics, truyền thông và nông nghiệp, trong khi khoảng 60% đến từ các ngành hỗ trợ như thương mại, dịch vụ lưu trú và dịch vụ tài chính. Tổng thống Putin lưu ý thêm rằng Nga đã đặt mục tiêu trở thành một trong 4 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Theo ước tính được WB công bố hồi tháng 6, Nga hiện là nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới dựa trên sức mua tương đương, vượt qua Nhật Bản và Đức./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung thường niên mang tên "Lá chắn Tự do", diễn ra vào ngày 10/3.

Lực lượng Nga thuộc cánh quân phía Nam đã sử dụng hệ thống pháo phản lực, phóng loạt (MLRS) BM-21 Grad để tấn công một điểm tập kết tạm thời của quân đội Ukraine tại Kherson.

Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.

Bộ Cựu chiến binh Mỹ đang có kế hoạch cắt giảm hơn 80.000 nhân viên, dù bị lên án mạnh mẽ bởi các nhóm cựu chiến binh và đảng Dân chủ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ trừng phạt Hamas, nếu lực lượng này không thả ngay lập tức các con tin Israel.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vừa lên tiếng ca ngợi những chuyển động tích cực trong quan hệ với Mỹ, đồng thời bày tỏ hy vọng hai bên sẽ có cuộc gặp sớm nhất vào tuần tới.