Nga chuẩn bị cho 'cuộc chiến robot' trong tương lai

Một phương tiện chiến đấu không người lái mới của Nga có thể sẽ sớm được thử nghiệm trong điều kiện chiến trường. Giám đốc điều hành Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Rostec của Nga, Sergey Chemezov, mới đây tuyên bố rằng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 điều khiển từ xa của Nga có thể sẽ sớm được thử nghiệm bằng hỏa lực ở khu vực xung đột Ukraine.

Một trong những lĩnh vực đầy hứa hẹn trong quá trình phát triển kỹ thuật quân sự là các phương tiện chiếu đấu không người lái. Những phương tiện ấy không chỉ có máy bay không người lái, mà còn bao gồm những phương tiện chiến đấu không người lái hoạt động trên biển và trên bộ. Mục tiêu chính của các dự án như vậy là giảm hoặc loại bỏ tổn thất về quân nhân.

Trong một chương trình của kênh truyền hình Quốc phòng Nga Zvezda nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập Tập đoàn Nhà nước Rostec, lần đầu tiên chiếc xe chiến đấu bộ binh không người lái, một phiên bản mới của BMP-3 có khả năng chiến đấu mà không cần tổ lái bên trong, đã được giới thiệu với đông đảo khán giả.

Xe chiến đấu bộ binh điều khiển từ xa được thiết kế trên nền tảng của xe chiến đấu bộ binh BMP-3 lần đầu tiên ra mắt tại Hội thao quân sự quốc tế Army Games 2022

Bộ phận chính của loại xe này là mô-đun chiến đấu Sinitsa: hệ thống điều khiển, liên lạc và đồng thời là hệ thống điều khiển hỏa lực kỹ thuật số. Mô-đun này được phát triển bởi nhà sản xuất hệ thống phòng không High Precision Systems, một công ty con thuộc tập đoàn Rostec. Về cơ bản, mô-đun này cho phép điều khiển xe chiến đấu bộ binh BMP-3 từ trạm điều khiển chuyên dụng hoặc thậm chí từ máy tính bảng, qua đó biến chiếc xe bọc thép thành một phương tiện chiến đấu không người lái. Nhà sản xuất cũng cho biết pháo chống tăng tự hành 2S25M cũng có thể được lắp mô-đun điều khiển từ xa tương tự.

Bình luận về sự phát triển này, đại tá quân đội Nga đã nghỉ hưu và nhà phân tích quân sự kỳ cựu Viktor Litovkin nói với Sputnik rằng BMP-3 là một phương tiện chiến đấu bộ binh chứ không phải một loại “máy bay không người lái mặt đất” nào đó, đồng thời lưu ý rằng khả năng điều khiển từ xa của nó đã nhiều lần được chứng minh tại triển lãm quân sự ARMY hàng năm.

Ông Viktor Litovkin cũng lưu ý rằng BMP-3 là một khí tài tương đối đắt tiền so với máy bay không người lái, đồng thời bày tỏ hoài nghi về triển vọng trang bị hệ thống điều khiển từ xa cho súng chống tăng 2S25M, cho rằng những vũ khí như vậy tương đối cồng kềnh và yêu cầu xạ thủ phải bắn chính xác.

Trong khi đó, nhà báo quân sự kiêm phó tổng biên tập báo “Văn học Nga” Aleksey Borzenko cho rằng việc trang bị khả năng điều khiển từ xa cho xe bọc thép cho thấy những nỗ lực “tối ưu hóa chiến tranh” của Moscow. Nhiều quốc gia khác, như Mỹ, cũng đang nỗ lực triển khai các công nghệ tương tự.

“Mọi việc đang hướng tới cuộc chiến robot, khi binh lính không trực tiếp tham chiến mà thay vào đó sẽ ngồi sau máy tính chiến đấu giống như trò chơi điện tử”, ông Borzenko nói.

Xe bọc thép điều khiển từ xa của Nga mở đường cho 'Cuộc chiến robot' trong tương lai

Được biết xe chiến đấu bộ binh vẫn sẽ di chuyển đến tiền tuyến theo phương thức truyền thống. Sau khi đến vị trí mong muốn, kíp lái và những người lính rời khỏi xe, sau đó chiếc xe sẽ hoạt động ở chế độ “không người lái”.

Trong trường hợp mất liên lạc với trung tâm điều khiển, xe chiến đấu bộ binh không người lái vẫn có thể chiến đấu hoàn toàn tự chủ theo chương trình đã cài đặt. Cỗ máy nặng 18 tấn nhìn thấy mọi thứ ở xung quanh, với góc nhìn 360 độ, đánh giá tình hình, vượt chướng ngại vật, xác định mục tiêu và khai hỏa. Nếu có điều gì đó “không ổn”, chiếc xe có thể độc lập rời khỏi trận chiến./.

(Theo Sputnik)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.