Nga cáo buộc Mỹ gây ra vấn đề Syria
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, trong một cuộc phỏng vấn với TASS, đã giải thích tình hình ở Syria thời gian qua là do cựu Tổng thống Bashar al-Assad không thể đối phó với các vấn đề xã hội ở nước này, trong đó có nguyên nhân từ phía Mỹ.
“Có thể nói rằng một trong những nguyên nhân khiến tình hình trở nên xấu đi là do lãnh đạo tiền nhiệm không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của người dân trong bối cảnh xung đột dân sự kéo dài”, nhà ngoại giao Nga nói.
Ông Lavrov lưu ý, sau những thành công trong cuộc chiến chống khủng bố quốc tế với sự tham gia của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga, hy vọng của người Syria về cuộc sống tốt đẹp hơn đã không thành hiện thực. Ngoại trưởng Nga đổ lỗi cho Mỹ, cho rằng Washington thực sự đã chiếm đóng khu vực phía đông bắc giàu tài nguyên nhất của Syria và gây áp lực trừng phạt nghiêm trọng đối với Damascus.

Ngoại trưởng Lavrov cho rằng đường lối bóp nghẹt nền kinh tế Syria đã liên tục gây ra sự bất bình trong xã hội. Ông nói: “Trong tình huống này, chính quyền buộc phải thực hiện các biện pháp không được lòng dân, đặc biệt là giảm hoặc loại bỏ trợ cấp cho hàng hóa và dịch vụ có ý nghĩa xã hội”.
Theo nhà ngoại giao Nga, điều này khiến tâm lý phản kháng ngày càng gia tăng trong xã hội và mức độ ủng hộ của người dân đối với Chính phủ giảm dần.
Theo ông Lavrov, Nga đã hỗ trợ cho người dân Syria, bao gồm cung cấp viện trợ nhân đạo, khôi phục cơ sở hạ tầng xã hội bị phá hủy, tạo điều kiện để người tị nạn Syria hồi hương, đóng góp tích cực cho một giải pháp chính trị, bao gồm cả trong khuôn khổ Astana.
“Tuy nhiên, có thể nói rằng chính quyền tiền nhiệm, bất chấp những khuyến nghị khẩn cấp và hỗ trợ tích cực, đã không thiết lập được một cuộc đối thoại mang tính xây dựng với phe đối lập và các nước láng giềng có ảnh hưởng trong khu vực nhằm khởi động một tiến trình chính trị toàn diện, cũng như giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội”, Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh.
Theo ông Lavrov, Nga đang theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình ở Syria, nhưng còn quá sớm để đưa ra kết luận về những gì đã và đang diễn ra tại quốc gia Trung Đông này.


Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.
Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.
0