Nga cảnh báo 'trục xuất' các Đại sứ EU

Ông Dmitry Medvedev viết trên mạng xã hội X: “Theo lời khuyên của Bỉ, Đại sứ các nước EU tại Nga đã từ chối gặp Bộ trưởng Ngoại giao Nga. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với ý tưởng về sự tồn tại của các cơ quan ngoại giao và nhiệm vụ của các đại sứ.”
Theo Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, “tất cả các đại sứ này nên bị trục xuất khỏi Nga, và quan hệ ngoại giao cũng nên bị hạ cấp”. Ông chỉ trích các nhà ngoại giao EU là “những kẻ yếu kém về chính trị, những người không hiểu nhiệm vụ thực sự của mình”.
Cùng ngày, trong bài phát biểu tại một sự kiện dành cho giới trẻ ở thị trấn Sirius bên bờ Biển Đen, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết Nga đã “mời” các đặc phái viên EU đến dự một cuộc họp nhằm cảnh báo họ không nên can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Bộ trưởng Lavrov cho biết, các nhà chức trách đã thu thập rất nhiều tài liệu về các khoản viện trợ nước ngoài dành cho phe đối lập ở Nga.
“Tôi chỉ muốn nói với các đại sứ rằng chúng tôi khuyên họ không nên tiến hành những hoạt động như vậy. Hai ngày trước khi sự kiện diễn ra theo kế hoạch, chúng tôi nhận được một lá thư ngoại giao với nội dung rằng: “Chúng tôi đã quyết định không tham dự”. Ai có thể tưởng tượng được một mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia mà Đại sứ của họ lại từ chối tham dự cuộc họp với Bộ trưởng của quốc gia sở tại mà họ đang công tác?”.
Theo hãng thông tấn Nga RBK, các phái đoàn EU cũng xác nhận rằng họ đã “phớt lờ” lời mời tham dự cuộc họp.
“Chúng tôi được mời tham dự cuộc họp để thảo luận về mối quan hệ giữa EU và Nga, nhưng bây giờ Bộ trưởng Lavrov lại nói rằng ông ấy muốn “lên lớp” chúng tôi. Điều đó càng chứng tỏ rằng việc chúng tôi từ chối tham gia cuộc họp này là điều đúng đắn”, người phát ngôn EU cho biết.
Phái đoàn EU cũng viện dẫn “mức độ tin cậy thấp” đối với Nga xuất phát từ những bất đồng về cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine.
Mối quan hệ giữa Nga và nhiều quốc gia phương Tây đã rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử chỉ trong vài năm gần đây do căng thẳng về xung đột tại Ukraine và những vấn đề gây tranh cãi khác như an ninh ở châu Âu và việc mở rộng NATO./.
(Theo RT)


Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.
Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.
Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.
0