Nga cảnh báo NATO về khu vực 'Schengen quân sự'

Điện Kremlin cho rằng, việc NATO thiết lập khu vực “Schengen quân sự” để tạo điều kiện di chuyển nhanh chóng cho binh sĩ và thiết bị vũ khí trong trường hợp xảy ra chiến tranh, sẽ làm gia tăng căng thẳng ở châu Âu.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Dmitry Peskov

Trước đó, lãnh đạo Bộ tư lệnh hỗ trợ và kích hoạt chung thuộc NATO – Tướng Alexander Sollfrank đã chia sẻ quan điểm về việc thiết lập khu vực “Schengen quân sự” trong cuộc trả lời phỏng vấn với hãng thông tấn Reuters của Anh hôm 23/11. Theo đó, ông cho rằng hiện có quá nhiều thủ tục hành chính trên khắp châu Âu đang cản trở việc di chuyển quân, và bày tỏ lo ngại điều đó có thể dẫn tới sự chậm trễ lớn nếu xung đột với Nga nổ ra.

Phản ứng trước động thái này, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh, Moscow sẽ đáp trả nếu đề xuất của NATO về khu vực “Schengen quân sự” trở thành hiện thực.

“Liên minh luôn coi đất nước chúng tôi như một kẻ thù danh nghĩa. Giờ đây, họ công khai coi đất nước chúng tôi là một đối thủ rõ ràng. Tuyên bố này sẽ thúc đẩy căng thẳng ở châu Âu và gây ra hậu quả", ông Peskov nói.

Cũng theo người phát ngôn Điện Kremlin, cuộc thảo luận về việc xây dựng một khu vực “Schengen quân sự” một lần nữa cho thấy châu Âu không sẵn sàng lắng nghe những lo ngại chính đáng của Moscow và sẵn sàng tăng cường an ninh của chính mình trước sự tổn hại của Nga.

“Chính NATO đang liên tục di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của mình về phía biên giới của chúng tôi. Chúng tôi không hướng tới cơ sở hạ tầng của NATO. NATO đang tiến về phía chúng tôi. Và điều này không thể không gây lo ngại và sẽ dẫn đến các biện pháp trả đũa để đảm bảo an ninh của chính chúng tôi", ông Peskov cho biết.

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, NATO đã mở rộng khoảng 1.000 km về phía Đông, tiếp nhận các quốc gia thuộc Hiệp ước Warsaw trước đây bao gồm Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic và kéo dài sườn phía Đông của liên minh này lên 4.000 km./.

(Theo Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.