Nga cảnh báo Mỹ về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine
Cuộc điện đàm diễn ra vào ngày 25/6 thảo luận về sự cần thiết phải duy trì liên lạc, bất chấp tình trạng bế tắc đang diễn ra giữa hai cường quốc hạt nhân. Đây là cuộc trò chuyện trực tiếp đầu tiên giữa ông Lloyd Austin và ông Andrey Belousov, kể từ khi ông Belousov được chỉ định giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Nga vào tháng trước.
Người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đường dây liên lạc trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra”.
Bộ Quốc phòng Nga cũng đưa ra một tuyên bố ngắn, nói rằng ông Austin và ông Belousov đã “trao đổi quan điểm về tình hình xung quanh cuộc xung đột tại Ukraine”. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Belousov đã cảnh báo người đứng đầu Lầu Năm Góc về “sự nguy hiểm khi Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí cho Lực lượng vũ trang Ukraine”.
Cuộc trò chuyện diễn ra hai ngày sau vụ tấn công bằng tên lửa của Ukraine ở bán đảo Crimea khiến bốn người, trong đó có hai trẻ em, thiệt mạng và hơn 150 người bị thương. Moscow lên án vụ tấn công này, cho rằng Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp kèm đạn chùm. Bộ Quốc phòng Nga cũng cáo buộc Mỹ giúp Ukraine chọn mục tiêu cho các cuộc tấn công. “Chúng tôi hiểu rất rõ ai đứng đằng sau chuyện này”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các phóng viên.
Trước đó, Mỹ đã ủy quyền cho Kiev sử dụng một số vũ khí của phương Tây để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga sau khi Moscow phát động cuộc tấn công mới vào khu vực Kharkov của Ukraine.
Phát biểu tại Brussels hồi đầu tháng này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin đã tái khẳng định sự ủng hộ của Washington dành cho Kiev.
Tuy nhiên, Moscow vẫn khẳng định rằng không có khoản viện trợ nước ngoài nào có thể cản bước quân đội Nga ở Ukraine./.
(Theo RT)


Truyền thông Ukraine đưa tin, Nga đóng cửa không phận trên khu vực thao trường quân sự và bãi phóng tên lửa Kapustin Yar từ ngày 12-13/5. Điều này làm dấy lên đồn đoán về khả năng nước này sẽ tiến hành một vụ phóng tên lửa đạn đạo.
Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.
Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.
Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.
Quân đội Pakistan ngày 10/5 tố cáo Ấn Độ phóng thêm một loạt tên lửa nhắm vào ba căn cứ không quân của nước này. Islamabad đã phát động chiến dịch quân sự đáp trả hành động gây hấn của New Delhi.
Quân đội Ấn Độ ngày 9/5 cáo buộc Pakistan tiến hành nhiều cuộc tấn công bằng thiết bị bay không người lái và các loại vũ khí khác dọc biên giới phía Tây Ấn Độ, từ đêm ngày 8/5 đến rạng sáng 9/5.
0