New Zealand đối mặt nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu
Cơn bão tồi tệ nhất 100 năm qua ở New Zealand
Bão Gabrielle hình thành ngoài khơi vùng biển đông bắc Australia ngày 8/2, di chuyển qua Nam Thái Bình Dương và tấn công Đảo Bắc New Zealand ngày 12/2. Cơn bão tác động nghiêm trọng lên một khu vực rộng lớn, gây thiệt hại chưa từng thấy. Thủ tướng New Zealand Chris Hipkins mô tả đây là sự kiện thời tiết tồi tệ nhất mà New Zealand chứng kiến trong thế kỷ này.
Nhiều tuyến đường ở Đảo Bắc, trong đó có tuyến huyết mạch nối thủ đô Wellington đến thành phố Auckland, tê liệt vì ngập lụt và lở đất. Cây đổ làm đứt đường dây điện. Nhiều khu dân cư bị cô lập do nước lũ. Một số khu vực không thể tiếp cận bằng đường bộ, không có điện và Internet. Nhiều trang trại bị cuốn trôi, diện tích lớn mùa màng bị thiệt hại. Nước lũ rút đi để lại những ngôi nhà ngập trong bùn đất.
Ít nhất 11 người đã thiệt mạng do bão Gabrielle. Nhà chức trách cho rằng có thể có nhiều trường hợp thiệt mạng hơn vì 6.431 người vẫn đang mất tích, trong khi 3.216 người được báo cáo là an toàn. Chính phủ New Zealand đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc. Đây là lần thứ ba trong lịch sử nước này phải đưa ra lệnh trên ở cấp quốc gia nhằm điều động các nguồn lực để ứng phó thiên tai.
New Zealand đã triển khai quân đội để hỗ trợ người dân sơ tán. 3/4 trong số 5 triệu dân Đảo Bắc đang chịu ảnh hưởng từ cơn bão. Khoảng 2.500 người phải rời bỏ nhà cửa, song con số này dự kiến tăng mạnh. Nhiều chuyến bay quốc tế và nội địa cũng bị hủy. Theo Bộ trưởng Quản lý Khẩn cấp Kieran McAnulty, lực lượng ứng phó khẩn cấp đang làm việc cả ngày lẫn đêm, song nền đất không ổn định kèm nước lũ khiến tình hình trở nên rất khó khăn.
Trước tình hình này, 12 nước đã đề nghị hỗ trợ New Zealand. Australia đã gửi 27 nhân viên cứu hộ khẩn cấp đến tham gia quá trình cứu hộ. Một đoàn viện trợ từ Fiji cũng đang trên đường đến để giúp đỡ quá trình phục hồi sau thảm họa.
New Zealand đối mặt nhiều nguy cơ do biến đổi khí hậu
Các chuyên gia cảnh báo những sự kiện thời tiết cực đoan sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu ấm lên. New Zealand mặc dù nằm ở khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, nhưng vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi các cơn bão nhiệt đới thường hình thành ở phía bắc
Chuyên gia Viện Nghiên cứu nước và khí quyển quốc gia New Zealand, Sam Dean, cho biết biến đổi khí hậu không nhất thiết làm tăng tần suất xảy ra bão nhiệt đới, nhưng sẽ khiến các cơn bão mạnh hơn. La Nina, hiện tượng thời tiết do nhiệt độ nước biển và không khí ấm hơn, cũng góp phần vào sức mạnh của siêu bão Gabrielle. Khi bầu khí quyển ấm hơn, nó sẽ giữ nhiều hơi ẩm hơn, nhiều năng lượng hơn, từ đó tạo ra các cơn bão nguy hiểm hơn với gió to và lượng mưa lớn. Những cơn bão như Gabrielle có thể hình thành và di chuyển quanh bất cứ khu vực nào của New Zealand, và rủi ro thiệt hại có thể xảy ra trong phạm vi toàn quốc.
Trong khi đó, nguy cơ hạn hán sẽ không biến mất. Dự báo khu vực miền Bắc New Zealand sẽ ngày càng khô hạn hơn. Các đợt nắng nóng cũng là một nguy cơ với New Zealand, quốc gia vốn có khí hậu ôn hòa.
Trước những dấu hiệu Nga có thể phát động một đợt tấn công mới, Anh và Pháp đang đẩy nhanh kế hoạch triển khai lực lượng quốc tế tới Ukraine để giám sát bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày với các đối tác thương mại, trừ Trung Quốc. Động thái này diễn ra sau khi Nhà Trắng thông báo đã có hơn 75 quốc gia chủ động đàm phán với Mỹ để giải quyết các bất đồng thương mại toàn cầu.
Phía Trung Quốc kêu gọi Mỹ thể hiện thái độ thiện chí nếu muốn thúc đẩy đối thoại, bao gồm việc rút lại các biện pháp áp thuế đơn phương, thay vì sử dụng sức ép để tìm kiếm nhượng bộ.
Các đồng minh châu Âu của Ukraine đang tích cực tăng cường sản xuất đạn pháo, giải quyết tình trạng thiếu hụt linh kiện làm chậm quá trình cung cấp vũ khí cho Ukraine.
12 nước thành viên và đối tác Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Sea Shield (Lá chắn biển) trên Biển Đen, gần thành phố Constanta của Romania, vào ngày 8/4.
Pháp và Italy đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo, trước cuộc chiến thuế quan mới được phát động bởi Tổng thống Mỹ Donald Trump.
0