Nét độc đáo trong văn hoá trà đạo Nhật Bản

Văn hóa trà đạo Nhật Bản đã không còn quá xa lạ với chúng ta, thưởng thức trà đạo Nhật Bản được cả thế giới ngưỡng mộ với sự chỉn chu, cầu kì trong từng nghi thức. Trong đó, nét độc đáo của nghệ thuật trà đạo Nhật Bản khó có thể tìm thấy ở đất nước nào khác.

Văn hóa thưởng thức trà đạo Nhật Bản không chỉ đơn thuần nói đến việc pha trà, uống trà, mà ẩn sâu trong đó là tâm hồn của chính người thưởng trà, giúp đem lại cảm giác thư thái, thanh lọc tâm hồn, uống một ngụm trà có thể cảm nhận được hương vị của thiên nhiên.

Bà Hashimoto, giáo viên hướng dẫn trà đạo Nhật Bản cho biết: "Thực ra trà đạo không có gì khác so với các loại trà khác, cũng là trà để uống thưởng thức cùng mọi người, trong trà đạo có áp dụng những điều dạy trong đạo Phật, đạo Thiền giúp cho chúng ta giải tỏa căng thẳng, nâng cao sự tập trung, cơ thể được thư giãn hơn. Đối với tôi, trà đạo cũng là một bộ môn để luyện tập, không chỉ đơn giản là uống trà."

Trà đạo là một nét văn hoá độc đáo của người Nhật

Không chỉ ở Nhật Bản, trà đạo đã trở thành một trong những nét văn hóa quen thuộc của người Á Đông, uống trà là cả một nghệ thuật bao hàm sự hiếu khách, vẻ đẹp của dụng cụ uống trà, các nghi thức truyền thống và thể hiện phong cách sống của mỗi người.

Bên cạnh đó, bà Hashimoto cũng chia sẻ về sự chỉn chu trong văn hoá trà đạo Nhật Bản. Bà cho biết: "Trong trà đạo có bốn từ, đó là Hòa – Kính – Thanh – Tịnh và 7 điều dạy được truyền từ trà sư từ 400 năm trước. Những điều như mình cần pha trà ngon cho khách, hòa đồng tôn trọng với mọi người, luôn đúng hẹn, những điều tưởng chừng vô cùng hiển nhiên nhưng đều được dạy trong trà đạo."

Trà đạo được xem là một trong ba nghệ thuật cổ điển thuộc tinh hoa của người Nhật. Để có thể thực hiện thành thạo nghệ thuật trà đạo, người học sẽ phải mất nhiều năm luyện tập, ngay cả các trà sư những người dành phần lớn của cuộc đời cho trà đạo cũng luôn phải trau dồi theo năm  tháng.

Nhiều người ưa thích văn hoá trà đạo Nhật Bản vì tinh thân Hoà - Kính - Thanh - Tịnh

Theo đó, chị Đinh Hải An, Hà Nội chia sẻ: "Tôi muốn trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, sau đó cảm thấy rất yêu thích, tinh thần hiếu khách của người chủ trà trong trà đạo giúp mình học được nhiều sự khiêm nhường, chỉn chu trong văn hóa người Nhật, tôi nghĩ đây sẽ là một nơi để tôi tu sửa tâm hồn, tinh thần của mình."

Đến với trà đạo, là đến với tinh thần Hòa – Kính – Thanh – Tịnh, những nguyên tắc này rất cần được áp dụng trong đời sống để từ đó mỗi người cùng tu sửa tâm, nuôi dưỡng tính, tận hưởng cuộc sống thư thái, nhẹ nhàng hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.

Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.

Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.

Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.

Triển lãm “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình” sẽ diễn ra từ ngày 16-30/5 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025).