Nền tảng thể chế để Thủ đô tăng tốc phát triển
Luật Thủ đô năm 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô.
Tuy nhiên, qua hơn 10 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định được đề ra trong luật còn nhiều tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần thiết phải có Luật Thủ đô (sửa đổi).

Ông Nguyễn Xuân Thu (Phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho hay: “Thủ đô nó giống như là trái tim của đất nước vậy. Nên sửa đổi Luật Thủ đô sẽ phải tháo gỡ những điểm nghẽn hiện tại. Và quan trọng là phải có cơ chế chủ động hơn để Hà Nội thúc đẩy được kinh tế, thu hút đầu tư và an sinh xã hội”.
Với tỷ lệ đồng thuận rất cao, hơn 95% tổng số đại biểu, Luật Thủ đô đã được Quốc hội thông qua. Luật Thủ đô gồm 7 Chương, 54 Điều, tăng 3 Chương, 27 Điều so với Luật Thủ đô năm 2012.
Luật được bổ sung nhiều điểm mới thể hiện sự phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực, như tổ chức chính quyền đô thị, huy động nguồn lực xây dựng Thủ đô.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn phát biểu: “Có thể nói việc phân cấp phân quyền cho chính quyền Hà Nội gần như bao trùm các lĩnh vực. Chúng tôi thấy cơ bản đáp ứng được nhu cầu phát triển và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố Hà Nội”.
Việc Luật Thủ đô được thông qua không chỉ là tin vui lớn với người dân, chính quyền Thủ đô, mà còn mang đến những kỳ vọng, mong mỏi về sự thay đổi mạnh mẽ. Với những cơ chế đột phá, bộ luật này sẽ góp phần đưa Hà Nội phát triển, xứng tầm của thành phố trong tương lai.

Bà Phạm Thị Thanh Mai – Phó trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội chia sẻ: “Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua, có cơ sở pháp lý đặc biệt quan trọng, cùng với hai bản quy hoạch của Thủ đô đã xin ý kiến Quốc hội và đang trình xin ý kiến Thủ tướng trong thời gian tới. Thì sẽ tạo cơ sở chính trị, pháp lý, hết sức quan trọng, để cho Hà Nội triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chính sách và những đột phá mới, tư duy. Tầm nhìn mới, đáp ứng yêu cầu trọng trách, mà Đảng, Nhà nước và nhân dân đã tin tưởng giao phó”.
Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành từ 1/1 năm sau. Đây sẽ là tiền đề quan trọng, tạo đà cho sự phát triển toàn diện của Thủ đô trong tương lai, xứng đáng là Thủ đô, trái tim của cả nước.


Dự án đường Vành đai 2,5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A sắp thi công trở lại sau nhiều năm "đắp chiếu" do gặp vướng mắc.
Đường Vành đai 3,5 đoạn qua huyện Hoài Đức đang được nhà thầu thi công hoàn thiện sau khi nhận đủ mặt bằng, dự kiến hoàn thành trong năm nay.
6 cầu vượt sông Hồng mà UBND Hà Nội lên kế hoạch khởi công trong năm nay bao gồm: Hồng Hà, Mễ Sở, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo, Vân Phúc, Ngọc Hồi.
Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội chiều 20/5. Với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.
Quận Hoàn Kiếm đã tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt và triển khai việc lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 vào sáng 20/5.
Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình “Thanh niên Công an Thủ đô gương mẫu đi đầu trong đào tạo và làm chủ khoa học công nghệ, vững bước tiến vào kỷ nguyên số”, vào sáng 20/5.
0