NATO tổ chức tập trận chung ở Ba Lan

(HanoiTV) - Liên minh NATO và các đồng minh đang thực hiện các cuộc tập trận chung ở Ba Lan, quốc gia láng giềng với Ukraine.
NATO đang tiến hành nhiều cuộc tập trận lớn trên khắp châu Âu.

Các cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 7.000 binh sĩ từ hơn 20 nước tham gia, kể cả Thụy Điển, quốc gia đang xem xét việc xin gia nhập NATO.

Một số hoạt động đang diễn ra ở miền Đông Ba Lan, cách biên giới Ukraine khoảng 150km. Ngày 13/4, các phương tiện quân sự đã thực hành vượt sông bằng cách sử dụng một cây cầu tạm trong khi có máy bay chiến đấu yểm trợ.

Tại một khu vực khác, các lực lượng Mỹ, Pháp và Thụy Điển đã vận chuyển xe tăng và xe bọc thép trên một con tàu.

Một thành viên của quân đội Thụy Điển cho biết cuộc tập trận là cơ hội tốt để tìm hiểu cách lực lượng Mỹ tiến hành các hoạt động chung.

Quân đội Ba Lan cho biết các cuộc tập trận không nhằm vào bất kỳ quốc gia hay tình huống cụ thể nào. Trong các cuộc tập trận chung, Mỹ huy động cả xe tăng M-1 Abrams, vốn sẽ được bán cho Ba Lan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.

Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.

Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.