NATO sắp có Tổng Thư ký mới

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nhiều khả năng sẽ được bầu thay thế ông Jens Stoltenberg làm Tổng Thư ký mới của NATO, tại Hội Nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào trung tuần tháng 7 tới.

Trong thông cáo đưa ra ngày hôm qua (20/6), Hội đồng Quốc phòng Tối cao Romania cho biết Tổng thống Romania Klaus Iohannis đã quyết định rút lui khỏi cuộc chạy đua vào chức vụ Tổng Thư ký NATO nhiệm kỳ mới và dành sự ủng hộ cho ứng cử viên duy nhất còn lại là Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte.

Động thái này gần như đồng nghĩa với việc Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte sẽ kế nhiệm ông Jens Stoltenberg làm người đứng đầu NATO. Trước đó, ngoại trừ Hungary và Romania, ông Mark Rutte đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các thành viên còn lại của NATO.

NATO sắp có Tổng Thư ký mới.

Đầu tuần này, Thủ tướng Hà Lan đã vận động được sự ủng hộ từ Thủ tướng Hungary sau khi đảm bảo nếu được bầu làm Tổng Thư ký NATO, Hungary sẽ không bị buộc phải tham gia các hoạt động nếu có của NATO tại Ukraine trong tương lai.

Tổng Thư ký đương nhiệm của NATO là ông Jens Stoltenberg từng bốn lần được gia hạn nhiệm kỳ và đã bày tỏ nguyện vọng được rút lui khỏi vị trí này từ năm 2023.

Nếu được bầu, ông Mark Rutte sẽ là người Hà Lan thứ tư nắm giữ chức vụ cao nhất của NATO.

Các nhà phân tích nhận định nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Tổng Thư ký mới vẫn là vấn đề Ukraine, làm sao để NATO đảm bảo sự thống nhất giữa các thành viên trong việc ủng hộ lâu dài cho Ukraine mà không leo thang xung đột trực tiếp với Nga.

Người đứng đầu NATO cũng phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn không kém là duy trì mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương trước viễn cảnh ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ tại cuộc bầu cử diễn ra vào cuối năm nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.

Tờ Bưu điện Washington đưa tin, Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.

Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.