NATO mở rộng đường ống nhiên liệu, đề phòng xung đột
Dự án này được đưa ra vào thời điểm căng thẳng địa chính trị đang gia tăng giữa Nga và phương Tây.
Hệ thống đường ống Trung Âu của NATO được xây dựng từ những năm 1950, vận chuyển nhiên liệu qua Đức, Pháp, Bỉ và Hà Lan. Mạng lưới hiện tại chỉ dừng lại ở Tây Đức. Việc mở rộng sẽ giúp lưu trữ nhiên liệu gần các khu vực có thể xảy ra xung đột. Dự án này có chi phí lên tới 21 tỷ euro (22 tỷ USD), dự kiến hoàn thành vào năm 2035, trong đó Đức cam kết đóng góp 3,5 tỷ euro.
Một quan chức NATO cho biết dù đạn dược có thể vận chuyển bằng máy bay, nhưng việc vận chuyển nhiên liệu qua không trung gần như không thể do nhu cầu tiêu thụ lớn. Ngoài ra, việc thi công đường ống dưới các con sông lớn và giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai có thể làm chậm tiến độ và tăng chi phí.
Nga đã chỉ trích việc NATO mở rộng sang Đông Âu, cho rằng đây là lý do dẫn đến cuộc xung đột Ukraine. Mặc dù phương Tây lo ngại Nga có thể đe dọa NATO, nhưng Tổng thống Putin bác bỏ và cho rằng đây là cái cớ để phương Tây tăng cường chi tiêu quân sự. Bộ trưởng Quốc phòng Nga cũng cảnh báo rằng Nga cần chuẩn bị cho khả năng xung đột quân sự với NATO trong tương lai.


Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
0