NATO lúng túng trong cách tiếp cận vấn đề Ukraine

Trước thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump về cuộc điện đàm với nhà lãnh đạo Nga cùng những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng NATO, các đồng minh NATO trở nên lúng túng và bắt đầu bộc lộ mâu thuẫn.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth khẳng định Mỹ không coi tư cách thành viên của Ukraine ở NATO là một phần giải pháp, mục tiêu của Kiev khôi phục đường biên giới trước năm 2014 là không thực tế. Ngoài ra, ông nhấn mạnh Mỹ sẽ không tham gia bất kỳ sự hiện diện an ninh nào ở Ukraine. Mỹ sẽ không còn cung cấp hoặc trả tiền cho vũ khí và hỗ trợ cho Ukraine nữa.

Cũng theo ông Hegseth, trong khi Mỹ ủng hộ NATO, sự tham gia của Mỹ phải công bằng và bình đẳng, nghĩa là các thành viên NATO sẽ phải tăng đáng kể các khoản đóng góp của họ.

Phản ứng trước tuyên bố của ông Hegseth, Bộ trưởng Quốc phòng Anh John Healey khẳng định Anh sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine và an ninh châu Âu, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết phương Tây.

Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Jonson cho rằng Ukraine vẫn có thể trở thành thành viên NATO trong tương lai nếu đáp ứng được các điều kiện đề ra.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte cho biết ông nhất trí với Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc đảm bảo bình đẳng giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu trong chia sẻ gánh nặng viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông Rutte cho rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào ở Ukraine cũng phải bền vững và phải có sự tham gia của Kiev.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.