NATO lên kế hoạch viện trợ dài hạn cho Ukraine
Phát biểu tại hội nghị, Tổng thư ký NATO Stoltenberg nói: “Chúng ta cần thay đổi động lực hỗ trợ của mình. Chúng ta phải đảm bảo sự hỗ trợ an ninh đáng tin cậy và có thể dự đoán được cho Ukraine trong thời gian dài... cần bớt đi những lời đề nghị ngắn hạn và tăng thêm những cam kết có thời hạn nhiều năm.”

Theo đề xuất của ông Stoltenberg, NATO sẽ giữ vai trò trực tiếp hơn trong việc điều phối việc cung cấp vũ khí, đạn dược và thiết bị cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Ngoài ra, NATO cũng sẽ tiếp quản công việc từng được nhóm Ramstein - liên minh đặc biệt do Mỹ dẫn đầu - đảm trách. Theo các nhà ngoại giao, động thái này nhằm đề phòng bất kỳ sự cắt giảm hỗ trợ nào của Mỹ nếu ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng.
Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra vào tháng 7 tới. Các quyết định của NATO đòi hỏi sự đồng thuận giữa 32 thành viên.
Cho đến nay, NATO với tư cách một liên minh quân sự mới chỉ tập trung gửi viện trợ phi sát thương cho Ukraine vì lo ngại rằng việc giữ một vai trò trực tiếp hơn có thể làm leo thang căng thẳng với Nga, trong khi các thành viên của tổ chức này đã viện trợ số vũ khí trị giá hàng tỷ USD cho Kiev trên cơ sở song phương.
Hiện các nước thành viên NATO vẫn tổn tại nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến kế hoạch của ông Stoltenberg.
Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto tuyên bố nước này sẽ không ủng hộ bất kỳ đề xuất nào của NATO có thể kéo liên minh đến gần chiến tranh hơn hoặc chuyển liên minh này từ phòng thủ sang tấn công”.
Về phần mình, Tổng Thư ký NATO Stoltenberg cho biết việc có một khuôn khổ NATO mạnh mẽ hơn sẽ không làm thay đổi bản chất phòng thủ của liên minh, đồng thời ông tin tưởng rằng những lo ngại của Hungary có thể được giải quyết trong những tuần tới.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares cho biết ông và những người đồng cấp khác tại cuộc họp đã cảnh báo về sự trùng lặp giữa viện trợ song phương, của Liên minh châu Âu và NATO cho Ukraine.
Còn Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani thì cho rằng sẽ không dễ để xây dựng một kế hoạch chi tiết. Ông nói: “Chúng ta cần xem nó sẽ hoạt động như thế nào đối với từng quốc gia, bao nhiêu phần trăm”.
“Chúng tôi cần cơ sở pháp lý, đó là một đề xuất chắc chắn hấp dẫn và thú vị, nhưng ngay cả trước khi hứa hẹn với Ukraine một con số chính xác, tốt nhất là nên đánh giá, nghiên cứu và hiểu cách thức, thời điểm và những gì có thể làm, ai phải làm gì.”
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nhận định đây là một kế hoạch “đúng đắn và quan trọng”. Ngoại trưởng Latvia Krisjanis Karins cũng hoan nghênh điều này, cho rằng mức đóng góp có thể là một phần trăm GDP của mỗi nước thành viên.
Trong khi đó, Nga cho biết NATO đã quay trở lại tư duy Chiến tranh Lạnh khi liên minh này kỷ niệm 75 năm thành lập vào tuần này.
NATO từng khẳng định Ukraine không thể trở thành viên NATO khi đang có chiến tranh với Nga nhưng có thể kết nạp Kiev vào một thời điểm nào đó./.
(Theo Reuters)


Quân đội Israel thông báo đã hạ sát ông Ali Shadmani - Tham mưu trưởng thời chiến của Bộ Chỉ huy Trung ương Khatam al-Anbiya, thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
Giá dầu thế giới đã giảm 1 USD/thùng trong phiên 16/6 sau khi xuất hiện các báo cáo cho rằng Iran đang tìm cách chấm dứt tình trạng thù địch với Israel.
Liên minh châu Âu (EU) đã bác thông tin cho rằng khối này chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% do Mỹ đề xuất.
Thủ tướng Nhật Bản và Tổng thống Mỹ đã không đạt được thỏa thuận thương mại nhằm giảm hoặc xóa bỏ thuế quan, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ngày 16/6.
Đại sứ quán một số nước tại Tel Aviv kêu gọi công dân rời khỏi Israel qua các cửa khẩu đường bộ càng sớm càng tốt, trong bối cảnh xung đột Israel-Iran liên tục leo thang.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay đã ra tuyên bố chung kêu gọi giảm căng thẳng tại Trung Đông, trong bối cảnh xung đột giữa Israel và Iran tiếp tục leo thang.
0