NATO đình chỉ hiệp ước an ninh quan trọng với Nga

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 7/11 tuyên bố sẽ chính thức đình chỉ một hiệp ước an ninh quan trọng thời Chiến tranh Lạnh để đáp trả việc Nga rút khỏi thỏa thuận trước đó. Đây là diễn biến mới nhất trong một loạt căng thẳng leo thang giữa Nga và NATO sau khi Moscow phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
binh sỹ NATO

Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE), được ký năm 1990 và được phê chuẩn hai năm sau đó, nhằm ngăn chặn các đối thủ trong Chiến tranh Lạnh xây dựng lực lượng và thiết bị quân sự gần biên giới chung.

Trước đó, Nga đã đình chỉ tham gia hiệp ước vào năm 2007 và tuyên bố ý định rút hoàn toàn vào năm 2015. Việc Nga rời khỏi thỏa thuận đã được hoàn tất trước đó vào ngày 7/11.

Tại sao NATO đình chỉ hiệp ước?

Trong một tuyên bố, NATO nói rằng "việc các quốc gia đồng minh tuân thủ Hiệp ước, trong khi Nga thì không, sẽ không bền vững". Liên minh quân sự xuyên Đại Tây Dương cũng cho biết thêm, các thành viên NATO sẽ ngừng tham gia hiệp ước “trong thời gian cần thiết”.

Hầu hết trong số 31 thành viên của NATO đã ký CFE. Cũng theo tuyên bố của NATO, hành động quân sự của Nga ở Ukraine và cuộc xung đột đang diễn ra ở nước này “đi ngược lại với các mục tiêu của Hiệp ước”.

Mặc dù Ukraine vẫn chưa phải là thành viên của NATO, nhưng một số quốc gia láng giềng đã tham gia liên minh quân sự, bao gồm Ba Lan, Romania, Hungary và Slovakia.

Tuyên bố của NATO cũng khẳng định, các thành viên của tổ chức này vẫn cam kết “giảm thiểu rủi ro quân sự và ngăn chặn những hiểu lầm và xung đột”.

Nga đã phản ứng thế nào?

Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga thông báo thủ tục chính thức rút khỏi CFE đã hoàn tất.

“Kể từ 00h00 ngày 7/11/2023, thủ tục đưa nước Nga rút khỏi CFE, mà chúng tôi đình chỉ vào năm 2007, đã hoàn tất. Như vậy, văn bản pháp lý quốc tế cuối cùng đã đi vào lịch sử đối với chúng tôi”, Bộ này cho biết trong một tuyên bố.

Nga cho rằng hành động của Mỹ cũng như nỗ lực mở rộng thành viên NATO là nguyên nhân khiến Moscow rời khỏi thỏa thuận. Theo Bộ Ngoại giao Nga, “Hiệp ước CFE ở dạng ban đầu đã không còn phù hợp với thực tế”. Vào tháng 5 năm nay, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh bác bỏ hiệp ước này.

Cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến quan hệ giữa Mỹ và Nga rơi xuống mức thấp nhất kể từ Chiến tranh Lạnh./.

(Nguồn: AP, Reuters)

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Núi lửa Kanlaon, một trong những núi lửa hoạt động mạnh nhất tại Philippines đã bất ngờ phun trào vào ngày 8/4, tạo cột tro bụi cao tới 4.000m, gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực dân cư xung quanh.

Các cuộc không kích của Mỹ nhằm vào phiến quân Houthi ở Yemen thiệt hại gần 1 tỷ USD đã không thể làm suy giảm mối đe dọa của nhóm này với lực lượng hải quân Mỹ và hoạt động vận chuyển quốc tế ở Biển Đỏ.

Gác lại những giọt nước mắt, những nỗi đau sau thiên tai kinh hoàng, những người dân Myanmar đã cùng Công an Việt Nam tổ chức buổi chia tay nhỏ trước khi các chiến sĩ trở về nước.

Quân đội Nga đã kiểm soát Guevo, một trong những ngôi làng cuối cùng mà Lực lượng vũ trang Ukraine còn kiểm soát ở khu vực Kursk của Nga, hãng tin RIA Novosti dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Tỷ phú công nghệ Elon Musk, người đứng đầu Bộ Hiệu quả Chính phủ Mỹ, đã trực tiếp kêu gọi Tổng thống Donald Trump xem xét lại quyết định áp thuế quan cao đối với các đối tác thương mại của Washington.

Chính phủ Hàn Quốc ngày 8/4 đã chính thức thông báo về việc ấn định tổ chức bầu cử tổng thống vào ngày 3/6 tới.