Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
Sản xuất chip bán dẫn được định vị là động lực mới đưa Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng. Dự báo đến cuối năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất quan trọng của nhiều doanh nghiệp bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, để đạt được những điều này cần phải có sự chủ động, tích cực để doanh nghiệp Việt chứng minh được sự hấp dẫn của mình.
TS Trịnh Thanh Lâm - Giám đốc kinh doanh Synopsys Nam Á, cho biết: “Chúng ta sẽ có hai công đoạn để tham gia vào chuỗi cung ứng, đó là khâu thiết kế chip và khâu đóng gói cuối cùng”.
Việt Nam, với lợi thế lớn là quốc gia có nền chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng tốt liên tục trong nhiều năm, có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, có đam mê sáng tạo, đang là điểm đến đầy hứa hẹn cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực bán dẫn. Nhận thức rõ về cơ hội này, Chính phủ đã ban hành chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành trung tâm nhân lực bán dẫn toàn cầu vào năm 2030 và trung tâm về công nghiệp bán dẫn và điện tử toàn cầu vào năm 2040.
Ông Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho hay: “Chúng ta phải có những đột phá, đó là đi vào những ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp lõi, mang lại giá trị cao, phát huy lợi thế từ tầm vóc, uy tín đất nước. Bên cạnh đó, chúng ta cần tạo dựng cải cách đổi mới, tạo dựng môi trường đầu tư, phát huy nguồn nhân lực đã có và sẽ tiếp tục đào tạo”.
Công nghiệp bán dẫn là hạt nhân của ngành công nghiệp điện tử. Việt Nam được đánh giá còn rất nhiều lợi thế để phát triển công nghiệp bán dẫn. Việt Nam sẽ tham gia vào tất cả các công đoạn của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, nỗ lực trở thành điểm đến +1 của các quốc gia, tổ chức trong chuỗi cung ứng, thu hút các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới đầu tư, tạo ra sự an toàn cho chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.


Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.
Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.
Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) đã kêu gọi chính quyền Mỹ xem xét gia hạn việc áp thuế 46% đối với hàng hóa Việt Nam, để các doanh nghiệp có thời gian thích ứng với quy định mới.
Nhiều mặt hàng Việt không phải chịu mức thuế đối ứng 46% khi xuất khẩu sang Mỹ như thép, nhôm, đồng, ô tô, chất bán dẫn, dược phẩm, vàng...
MWG vừa chính thức bổ nhiệm ông Vũ Đăng Linh làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật, đánh dấu bước chuyển giao quan trọng sau khi ông Trần Huy Thanh Tùng - một trong những nhà sáng lập rút lui khỏi vị trí điều hành.
0