Nắng nóng kỷ lục trong tháng 3 ở Nam Sudan

Người Hồi giáo ở thủ đô Juba của Nam Sudan đang phải nhịn uống nước suốt cả ngày theo quy định trong tháng lễ Ramadan, trong khi phải chịu cái nóng kỉ lục với nhiệt độ lên đến 42 độ C.

Để đối phó với thời tiết nắng nóng, ông Abdallah Omar, người điều hành nhà thờ Hồi giáo Suk Melishiya, cho biết hầu hết mọi người muốn uống nhiều nước hơn là ăn trong bữa tối, khi thời gian nhịn ăn kết thúc vào lúc hoàng hôn: "nhịn ăn trong mùa lạnh khác với trong mùa nóng. Nhiệt độ tăng cao khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người".

Nắng nóng kỷ lục trong tháng 3 ở Nam Sudan

Những người Hồi giáo ở Nam Sudan nói rằng họ đang tìm mọi cách để hạ nhiệt trong khi phải nhịn ăn và uống trong tháng lễ Ramadan. Quạt được lắp trong nhà thờ, tuy nhiên, điện lại không phải lúc nào cũng có.

Nhiệt độ tăng cao ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống của người dân Nam Sudan

Nhà khí tượng học Majwok Agawi Modo cho biết cơ quan khí tượng thuỷ văn Nam Sudan đã đưa ra cảnh báo ngay từ tháng 2, rằng tháng 3 sẽ có nhiệt độ cao bất thường, đặc biệt là ở các vùng phía bắc của đất nước. Ông Modo cho biết: "nhiệt độ cao đã xảy ra từ vài năm qua, tuy nhiên trong năm 2023, nhiệt độ bắt đầu cao hơn bất thường. Điều này cho thấy biến đổi khí hậu đang có tác động tiêu cực đến nhiều nước Đông Phi, đặc biệt là Nam Sudan".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.

Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.