Nam Định dẫn đầu cả nước về điểm thi tốt nghiệp 2022
Với 7,047 điểm trung bình 9 môn thi tốt nghiệp THPT, Nam Định dẫn đầu cả nước; TP HCM tụt hạng so với năm ngoái, Hà Nội xếp thứ 25.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 diễn ra hôm 7-8/7 với khoảng một triệu thí sinh tham dự, trong đó hơn 942.200 là học sinh lớp 12, phải sử dụng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Hà Nội và TP HCM là hai địa phương có đông thí sinh dự thi nhất. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa hai thành phố này dẫn đầu về điểm trung bình cả 9 môn thi tốt nghiệp THPT.
Năm nay, vị trí dẫn đầu thuộc về Nam Định, địa phương có truyền thống hiếu học và thường xuyên đứng trong nhóm đầu có điểm thi tốt nghiệp THPT tốt nhất cả nước. Tỉnh này đẩy Bình Dương, "quán quân" năm ngoái xuống vị trí thứ ba. Đứng giữa hai tỉnh này là Vĩnh Phúc. Nam Định cũng có điểm trung bình môn Toán cao nhất nước với 7,402 điểm.




Ngoài ba địa phương trên, cả nước chỉ còn Ninh Bình có điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT từ 7 trở lên.
Với 6,582 điểm, TP HCM tụt bốn bậc so với năm ngoái, xuống vị trí thứ 13. Hà Nội vẫn ở vị trí 25. Đa số tỉnh, thành có điểm trung bình cả 9 môn từ 6 đến dưới 7.
Ở nhóm có điểm trung bình thấp nhất, Hà Giang không thể cải thiện vị trí so với năm ngoái, vẫn đứng "đội sổ" với 5,617 điểm. Có 5 tỉnh khác cũng không thể đạt mức 6 điểm trung bình tất cả môn thi tốt nghiệp THPT, gồm Đắk Lắk, Đắk Nông, Phú Yên, Trà Vinh, Ninh Thuận.
Hiện, thí sinh đã biết điểm thi, nếu có nhu cầu phúc khảo bài thi cần nộp đơn xin phúc khảo đến hết ngày 3/8. Để được xét công nhận tốt nghiệp, thí sinh cần đạt điểm tất cả bài/môn thi trên 1 và có điểm xét tuyển từ 5 trở lên. Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chậm nhất ngày 28/7, thí sinh sẽ biết liệu mình có được công nhận tốt nghiệp THPT hay không. Chậm nhất 30/7, sĩ tử nhận được giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, chứng nhận kết quả thi, học bạ để chuẩn bị cho việc xét tuyển đại học.


Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng cấp thiết trong bối cảnh mới, nhiều trường học đang chủ động thay đổi cách dạy - cách học, bắt đầu từ việc định hướng nghề nghiệp cho học sinh ngay từ sớm.
Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo cho tương lai thế hệ trẻ.
Sự trao đổi hàn lâm giữa các trường đại học Việt Nam và các trường đại học Đức đã định hình mối quan hệ giữa hai nước, từ hơn 50 năm nay.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên trong năm học 2025-2026.
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao” giai đoạn 2021 - 2024 đã làm việc với Trường THPT chuyên Hà Nội - Amstecdam vào chiều 16/4.
Khi bỏ cấp huyện, nhập các xã, điều kiện tiêu chuẩn của cán bộ xã càng cần được chú trọng. Do đó, sinh viên được đào tạo chính quy tại các trường được xem là nguồn nhân lực dồi dào ở các xã, đáp ứng với nhu cầu phát triển của xã hội.
0