Năm 2025, các đại học không còn được xét tuyển sớm
Trong dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu nếu sử dụng nhiều tổ hợp, các trường phải đảm bảo có môn chung giữa các tổ hợp và môn đó phải chiếm ít nhất 50% tổng điểm xét tuyển. Bộ bỏ điểm sàn theo điểm thi tốt nghiệp với nhóm đào tạo giáo viên và sức khỏe, chỉ dùng học bạ ba năm THPT.
Theo dự kiến mới nhất, Bộ chưa áp dụng các yêu cầu này ngay năm nay. Những điểm được Bộ giữ nguyên như dự thảo, là các trường đại học phải dùng kết quả cả năm lớp 12 nếu xét học bạ, thay vì dùng điểm 3-5 học kỳ như những năm trước; phải quy đổi tương đương giữa các phương thức và tổ hợp xét tuyển về một thang chung. Các hình thức xét tuyển sớm chủ yếu xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy, xét chứng chỉ quốc tế hoặc kết hợp giữa các yếu tố trên.
Đến 15/2, khoảng 70 đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến, cơ bản giữ việc xét tuyển bằng nhiều phương thức nhưng chưa công bố thời gian, chỉ tiêu... để đợi quy chế của Bộ.


Luật Nhà giáo không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức nhằm khắc phục tình trạng dạy thêm tràn lan.
Nhiều trường đại học tại Hà Nội yêu cầu thí sinh nộp chứng chỉ IELTS để xét tuyển đến cuối tháng 6, trước hạn đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD-ĐT.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ rà soát và điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018, đảm bảo phù hợp thực tiễn sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non hướng đến 100% trẻ 3–5 tuổi được đến mẫu giáo trước năm 2030, giúp gần 300.000 trẻ chưa được đến trường.
Chương trình 4 môn học sẽ được chỉnh sửa, làm căn cứ sửa sách giáo khoa, sau khi cả nước giảm còn 34 tỉnh, thành, theo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mô hình "ba nhà: Nhà nước-Nhà trường-Doanh nghiệp" là yếu tố then chốt để hình thành chuỗi giá trị đổi mới sáng tạo từ trường học đến thị trường.
0