Na Uy - Việt Nam phát triển ngành hàng hải xanh
Triển lãm quốc tế lần thứ 10 về công nghệ đóng tàu và công trình ngoài khơi (Vietship 2025), khai mạc 5/3 tại Hà Nội, có sự tham gia của 7 công ty hàng đầu của Na Uy về lĩnh vực hàng hải. Đây là những công ty có nhiều giải pháp đổi mới giúp tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
Ông Jorge Veiga – Giám đốc kinh doanh công ty Brodrene, Na Uy - cho biết: “Giải pháp của chúng tôi là dùng một loại vật liệu mới trong đóng tàu. Đó là sợi carbon - nguyên vật liệu nhẹ, thân thiện với môi trường và giảm trọng lượng tàu, tốc độ nhanh hơn, tiêu tốn ít nhiên liệu. Đây là lần đầu tiên đến Việt Nam, chúng tôi hy vọng tìm được đối tác trong nước qua sự kiện này”.
Na Uy là quốc gia vận tải biển có bề dày lịch sử lâu đời, cụm công nghiệp hàng hải của Na Uy được coi là một trong những cụm chuyên ngành toàn diện nhất thế giới bao gồm tất cả các chủ thể liên quan. Nổi tiếng trên thế giới về trình độ chuyên môn cùng các giải pháp hàng hải bền vững, toàn hệ thống cụm hàng hải Na Uy đang nỗ lực hết mình vì mục tiêu giảm phát thải carbon của ngành.
Bà Hilde Solbakken, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, cho hay: “Gian hàng Na Uy sẽ là nơi các công ty giới thiệu các giải pháp và công nghệ hàng hải tiên tiến, đồng thời cũng là nơi để trao đổi kiến thức, mở rộng mạng lưới kinh doanh và thảo luận các cơ hội hợp tác tiềm năng với các đối tác trong nước, vì mục tiêu phát triển xanh hóa và giảm phát thải khí carbon của ngành hàng hải ở Việt Nam và trên toàn cầu”.
Ông Lucasz Luwanski - Giám đốc phụ trách hàng hải khu vực châu Á Thái Bình Dương của DVN, Na Uy - chia sẻ: “Ngành công nghiệp hàng hải của Việt Nam rất có tiềm năng phát triển, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi xanh và giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu. Nếu có một lời khuyên dành cho các doanh nghiệp Việt Nam, tôi sẽ nói về sự cần thiết phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Tổ chức Hàng Hải Quốc tế. Việc tuân thủ có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ bảo đảm sự an toàn của các hoạt động hành hải mà còn đảm bảo tối ưu hóa nhiên liệu, góp phần giảm phát thải và thực hiện mục tiêu chung của ngành”.
Ngành vận tải biển hiện chiếm khoảng 3% lượng khí thải toàn cầu. Do vậy, việc phát triển ngành hàng hải bền vững rất quan trọng trong mục tiêu giảm phát thải của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.


Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.
FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.
Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.
Tuần qua, giá vàng trong nước liên tục biến động thất thường, có thời điểm chạm mốc 122 triệu đồng/lượng, sau đó quay đầu giảm mạnh rồi lại tiếp đà tăng.
0