Mỹ yêu cầu binh sỹ sẵn sàng triển khai tới Israel

Theo nhiều quan chức quốc phòng, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã ra lệnh cho khoảng 2.000 binh sĩ sẵn sàng cho kế hoạch triển khai lực lượng Mỹ tới Israel để hỗ trợ Tel Aviv trong các nhiệm vụ như hỗ trợ y tế và hậu cần.

Các quan chức cho biết, lệnh này không có nghĩa là quân đội Mỹ chắc chắn sẽ được triển khai hoặc các binh sỹ sẽ tham gia chiến đấu, nhưng đã rút ngắn thời gian họ cần phải chuẩn bị cho một kế hoạch tiềm năng liên quan đến việc triển khai lực lượng Mỹ tới Israel.

Mỹ yêu cầu binh sỹ sẵn sàng triển khai tới Israel.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh quân đội Mỹ đang tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông khi điều tàu sân bay thứ hai tới phía đông Địa Trung Hải và gửi các máy bay chiến đấu tới khu vực. Trước đó vào tối ngày 15/10, ông Austin đã yêu cầu các quân chủng và chỉ huy chiến đấu báo cáo họ có thể cung cấp bao nhiêu quân nhân và từ đâu.

Các quan chức Mỹ khẳng định rằng quân đội nước này không có kế hoạch tham gia trực tiếp vào bất kỳ hoạt động quân sự nào của Israel chống lại phong trào vũ trang Hamas của Palestine. 

Wall Street Journal là tờ báo đầu tiên đưa tin về khả năng Mỹ triển khai quân tới Israel. Khi được hỏi về động thái có thể xảy ra, phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh ngày 16/10 nói: “Tôi không có gì nhiều để cung cấp vào lúc này. Tôi có thể cung cấp cho bạn thêm chi tiết sau, nhưng tại thời điểm này tôi không có thông tin gì cụ thể hơn.”

Các quan chức cho biết Lầu Năm Góc đang cố gắng cẩn trọng khi nói về khả năng triển khai quân đội Mỹ tới Israel vì họ không muốn tạo ấn tượng rằng lực lượng Mỹ có thể trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột giữa Israel và Hamas ở Gaza.

Các quan chức nhấn mạnh rằng quân nhân Mỹ sẽ không tham gia vào cuộc chiến tại Gaza, nhưng cũng gợi ý các phương thức hỗ trợ mà Mỹ có thể cung cấp cho Tel Aviv, bao gồm quản lý hậu cần ở xa tiền tuyến và cung cấp hỗ trợ y tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.

Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.