Mỹ viện trợ nhân đạo cho Sudan thêm 203 triệu USD
Ngày 18/7, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas - Greenfield thông báo Mỹ sẽ viện trợ thêm 203 triệu USD hỗ trợ hàng triệu thường dân Sudan bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột đang diễn ra trong khu vực. Đại sứ Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia khác tăng cường viện trợ Sudan.
Số tiền 203 triệu USD sẽ được dùng để cung cấp thực phẩm, nơi ở, trường học và dịch vụ y tế, cũng như hỗ trợ tiền mặt cho người tị nạn để giúp họ trả tiền thuê nhà.
Mỹ hiện là nhà tài trợ lớn nhất của Sudan. Tổng số tiền mà Mỹ viện trợ cho Sudan từ tháng 9/2023 đến nay là 1,6 tỷ USD.

Cuộc xung đột mới nhất ở Sudan bắt đầu diễn ra vào tháng 4/2023 khi căng thẳng gia tăng giữa các nhà lãnh đạo quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF) bùng nổ thành giao tranh công khai ở Thủ đô Khartoum và các khu vực khác trong nước.
Chiến tranh đã tàn phá Sudan. Đến nay, hàng chục nghìn người đã thiệt mạng, khoảng 25 triệu người dân nước này đối mặt với nạn đói và cần viện trợ nhân đạo. Cuộc xung đột này đã cũng thúc đẩy cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất thế giới, với gần 10 triệu người phải sơ tán trong nước và 2 triệu người phải lánh nạn ở các nước láng giềng.
Tháng 5, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) đã cảnh báo các bên tham chiến rằng khu vực phía Tây rộng lớn ở Darfur và những địa phương khác của Sudan đang đứng trước nguy cơ nghiêm trọng về nạn đói và tử vong trên diện rộng nếu họ không cho phép tiếp cận viện trợ nhân đạo.


Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.
Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.
Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.
Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.
Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.
Phiên dịch viên Oleg Golovko, thành viên trong nhóm của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov, bất ngờ rời bỏ cuộc đàm phán với phía Nga tại Istanbul hôm 19/5 và biến mất không dấu vết.
0