Mỹ - Ukraine hội đàm về ngừng bắn với Nga
Trả lời báo chí, Đặc phái viên Mỹ về vấn đề Nga - Ukraine - ông Steve Witkoff cho biết, cuộc gặp dự kiến diễn ra tại Thủ đô Riyadh hoặc thành phố Feddah, với sự tham gia của các quan chức cấp cao Mỹ, bao gồm ông Witkoff, Ngoại trưởng Marco Rubio và Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz.
Nội dung chính của cuộc gặp sẽ xoay quanh việc thiết lập cơ sở cho một thỏa thuận ngừng bắn ban đầu, mở đường cho đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã xác nhận kế hoạch này, đồng thời nhấn mạnh Ukraine mong muốn đạt được hòa bình. Cuộc gặp cũng đánh dấu lần tiếp xúc cấp cao trực tiếp đầu tiên giữa quan chức hai nước kể từ cuộc tranh luận gay gắt giữa Tổng thống Ukraine và Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần trước.
Sau cuộc tranh luận, phía Mỹ cho rằng ông Zelensky cần thể hiện rõ thiện chí đàm phán với Nga để Washington có thể tiếp tục vai trò trung gian hòa giải. Việc Mỹ và Ukraine lên kế hoạch hội đàm tại Ả Rập Xê Út cho thấy nỗ lực ngoại giao nhằm tìm kiếm một giải pháp chấm dứt xung đột.
Tuy nhiên, kết quả cuộc gặp vẫn phụ thuộc vào thái độ của các bên liên quan, đặc biệt là Nga, trong tiến trình đàm phán hòa bình.


Tổng thống Donald Trump đã áp thuế đối ứng với với 86 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Động thái này đánh dấu bước leo thang mạnh mẽ nhất trong chính sách thương mại “nước Mỹ trên hết” của ông Trump kể từ khi bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai. Liệu nước đi này của ông Trump có đang mạo hiểm?
Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.
Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
0