Mỹ tuyên bố đạt thỏa thuận với Nga về hòa bình Ukraine
Phát biểu trong Phòng Bầu dục, ông Trump nhấn mạnh: “Tôi nghĩ Nga đã sẵn sàng và nhiều người nói rằng Nga muốn thực hiện toàn bộ thỏa thuận. Và tôi nghĩ chúng ta đã có thỏa thuận với Nga. Chúng ta phải đạt được thỏa thuận với Tổng thống Zelensky”.
Tuy nhiên ông thừa nhận, việc làm việc với nhà lãnh đạo Ukraine khó khăn hơn dự kiến. “Tôi từng nghĩ việc ứng phó với ông Zelensky sẽ dễ dàng hơn, nhưng cho đến giờ thì không phải vậy”, ông Trump nói, đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ sớm đạt được thỏa thuận với cả hai bên.
Phát biểu này của ông Trump dường như trái ngược với quan điểm của một số quan chức cấp cao trong chính quyền. Trước đó vài giờ, người phát ngôn Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, Tổng thống “thất vọng” với tiến độ đàm phán và cảnh báo rằng ông Zelensky “có vẻ đang đi sai hướng”.

Một trong những điểm gây tranh cãi trong các cuộc đàm phán hòa bình là đề xuất công nhận Crimea là lãnh thổ hợp pháp của Nga - điều mà Kiev đã công khai bác bỏ. Khi được hỏi về đề xuất này, ông Trump không trực tiếp xác nhận, chỉ nói rằng ông “không thiên vị” bên nào và mục tiêu duy nhất là kết thúc chiến sự.
Trước đó cùng ngày, trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ tiếp tục cảnh báo về tình hình nghiêm trọng ở Ukraine: “Tổng thống Zelensky có thể chọn hòa bình hoặc tiếp tục chiến đấu thêm ba năm nữa và rồi mất toàn bộ đất nước”. Ông cũng nhận định rằng, ông Zelensky hiện ở trong “vị thế yếu” trên bàn đàm phán.
Khi ông Trump được hỏi liệu có ý định gặp ông Zelensky tại tang lễ của Giáo hoàng Francis cuối tuần này hay không, nhà lãnh đạo Mỹ trả lời: “Tôi không biết ông ấy có tham dự hay không. Tôi chỉ hy vọng ông ấy sớm giải quyết vấn đề này”.
Về khả năng gặp Tổng thống Nga trong chuyến đi Saudi Arabia sắp tới, ông Trump cho biết “có thể không”, nhưng để ngỏ khả năng gặp sau đó.

Mỹ hiện đang thúc đẩy một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Ukraine, đồng thời tìm cách đạt được một thỏa thuận về khai thác khoáng sản với Kiev, nhằm bù đắp phần nào chi phí hàng tỷ USD đã chi cho viện trợ quân sự.
Tuy nhiên, theo các quan chức Mỹ, tốc độ đàm phán hiện tại đang khiến Washington mất kiên nhẫn. Ngoại trưởng Marco Rubio hôm thứ Ba cảnh báo rằng, nếu tiến trình vẫn bế tắc, “Mỹ có thể sẽ phải chuyển sang các ưu tiên khác”. Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cũng cho biết, ông Trump thất vọng vì ông Zelensky đã “đưa các cuộc đàm phán hòa bình lên mặt báo” - điều mà Tổng thống Mỹ xem là không thể chấp nhận.
Trong khi đó, phía Nga tiếp tục bày tỏ sẵn sàng đối thoại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc đạt được một thỏa thuận hòa bình nhanh chóng là rất khó do bản chất phức tạp của xung đột. Moscow khẳng định chỉ chấp nhận các cuộc đàm phán nếu chúng có thể dẫn đến một giải pháp bền vững, giải quyết những nguyên nhân cốt lõi, đồng thời cảnh báo rằng, bất kỳ lệnh ngừng bắn tạm thời nào cũng có thể bị phương Tây lợi dụng để tái vũ trang cho Ukraine.


Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ quán Na Uy đã ký kết Thỏa thuận hợp tác mới cho dự án “Tăng cường quan hệ đối tác đa phương trong quản lý chất thải tuần hoàn và bền vững”.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã lên tiếng hối thúc phong trào Hamas trả tự do cho toàn bộ con tin ở Gaza.
Hai “đại gia” công nghệ Apple và Meta của Mỹ vừa bị Liên minh châu Âu (EU) tuyên phạt tổng cộng 700 triệu euro (tương đương 798 triệu USD) vì vi phạm các quy tắc cạnh tranh trong lĩnh vực kỹ thuật số.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/4 tuyên bố, ông đã đạt được thỏa thuận với Nga để chấm dứt xung đột ở Ukraine, song ông cũng bày tỏ sự thất vọng vì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hiện chưa thay đổi lập trường.
Hàng chục tiểu bang của Mỹ đã đệ đơn lên Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ ở New York để kiện chính quyền Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan.
Khuôn khổ đàm phán giữa Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Ukraine về giải pháp giúp chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine vừa mới được khởi động thì đã như đống lửa bị dội nước lạnh.
0