Mỹ, Trung Quốc sẽ đàm phán thương mại từ 10-11/5
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh chính quyền đương nhiệm Mỹ đã triển khai hàng loạt các biện pháp thuế quan đơn phương, gây ra những xáo trộn nghiêm trọng cho quan hệ song phương và trật tự thương mại toàn cầu, đồng thời tạo ra thách thức lớn cho sự phục hồi kinh tế thế giới.
Phái đoàn Trung Quốc do Phó Thủ tướng Hà Lập Phong dẫn đầu, trong khi phái đoàn Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện thương mại Mỹ Jamieson Greer dẫn đầu.
Đây là lần đầu tiên quan chức cấp cao hai nước gặp nhau để thảo luận về căng thẳng thương mại vốn đã nhanh chóng leo thang kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức nhiệm kỳ 2 hồi tháng 1. Tổng thống Trump đã áp thuế lên tới 145% đối với hàng hóa của Trung Quốc và nước này cũng đã trả đũa bằng mức thuế 125% đối với hàng hóa của Mỹ cùng một số biện pháp khác.
Các biện pháp trả đũa của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến thị trường chứng khoán và tài chính chao đảo đồng thời làm chậm lại đáng kể thương mại song phương giữa hai nước.
Trong diễn biến liên quan, ngay trước thềm cuộc đối thoại này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngày 7/5 đã báo hiệu về việc cắt giảm lãi suất và bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng, cùng một số biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ khác nhằm giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại với Mỹ.


Tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét thông qua đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Theo số liệu từ Cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sau khi tiến sát mốc 123 triệu đồng/lượng trong phiên sáng, giá vàng miếng chiều 8/5 đã quay đầu giảm về mức 120,5 triệu đồng/lượng, tuy nhiên, một số thương hiệu vàng lớn lại thông báo hết vàng nhẫn để bán.
Việt Nam vẫn là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài FDI trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động. Thông tin này được các diễn giả chia sẻ tại Diễn đàn Tài chính – Bất động sản 2025 ngày 8/5.
Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ cụ thể hóa các giải pháp để phát huy tối đa vai trò, đưa kinh tế tư nhân trở thành "một động lực quan trọng nhất" và là "lực lượng tiên phong" của nền kinh tế.
Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị mới được ban hành là một định hướng chiến lược rất quan trọng, nhấn mạnh vai trò then chốt của kinh tế tư nhân, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng nòng cốt.
0