Mỹ tìm cách khắc phục sự cố máy bay tàng hình F-35

Dòng máy bay tàng hình siêu thanh của Mỹ đang liên tục đối mặt với lo ngại về chi phí, cũng như khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Máy bay chiến đấu tấn công F-35 Lightning II của Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) là máy bay phản lực thế hệ thứ năm, đã được chứng minh hiệu quả trong chiến đấu. Tuy nhiên, dòng máy bay tàng hình siêu thanh này gặp lo ngại về chi phí và khả năng sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.

Ban đầu, F-35 được kỳ vọng sẽ cung cấp một lợi thế công nghệ vượt trội trong tác chiến trên không. Tuy nhiên, chương trình này bị cản trở bởi nhiều vấn đề kỹ thuật, như: phần mềm lỗi, lỗi cơ học, khó khăn trong việc tích hợp công nghệ tiên tiến.

Mặc dù đã có hơn 1.000 máy bay được chuyển giao cho quân đội Mỹ và các đối tác toàn cầu, ít nhất 12 vụ tai nạn đã xảy ra kể từ năm 2018 cùng với những lo ngại liên tục về độ tin cậy, bảo trì, chậm trễ trong dự án và chi phí vượt mức. Những điều này làm dấy lên nghi vấn về tính khả thi của chương trình chuyển giao máy bay.

Các máy bay chiến đấu F-35 Lightning II của Không quân Mỹ. Ảnh: BI.

Theo ông Edward Smith, Giám đốc phát triển kinh doanh F-35 của Lockheed, việc giải quyết những vấn đề này phụ thuộc sự đầu tư đáng tin cậy vào đội bay và hệ thống cung ứng. Chi phí của chương trình F-35 hiện dự kiến lên tới 2 nghìn tỷ đô la, đang tạo áp lực lên ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ.

Hồi tháng 4/2024, Văn phòng Giải trình Chính phủ Mỹ đã công bố báo cáo khẳng định rằng, chi phí bảo trì F-35 tiếp tục tăng trong khi việc sử dụng theo kế hoạch và tính khả dụng đã giảm. Tháng 11 năm 2024, tỷ phú Elon Musk gọi chương trình máy bay chiến đấu tàng hình F-35 là một "thất bại" và những người chế tạo ra F-35 là "kẻ ngốc".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.

Các cơ quan liên quan của Myanmar đã có buổi làm việc với các lực lượng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar về kết quả tìm kiếm cứu nạn và giai đoạn tiếp theo trong chiều tối muộn ngày 3/4, tại Thủ đô Naypyidaw.

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.