Mỹ sẽ tăng gấp bốn lần sản lượng đạn pháo
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết chi tiêu cho việc sản xuất đạn pháo của Lầu Năm Góc đã tăng gần gấp đôi trong những năm gần đây, đồng thời tuyên bố Washington sẽ tăng gấp bốn lần sản lượng đạn pháo trong những năm tới.
Phát biểu tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan ở thành phố Simi Valley, bang California, ông Austin cho biết: “Dưới thời chính quyền tổng thống Joe Biden, sản lượng đạn pháo của Mỹ sẽ không chỉ tăng gấp đôi, mà sẽ tăng gấp bốn lần”. Tuy nhiên, ông không tiết lộ con số chính xác.

Lý giải về điều này, ông Austin cho rằng tỷ lệ sử dụng đạn pháo cao ở Ukraine trong bối cảnh xung đột với Nga chứng tỏ một cách thuyết phục sự cần thiết phải đầu tư đáng kể vào việc phát triển đạn dược.
Ông nói thêm: “So với ngân sách quốc phòng 5 năm trước, chúng tôi đang đầu tư thêm gần 50% tiền vào đạn dược.”
Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng tuyên bố Mỹ đã triển khai “nỗ lực hiện đại hóa tổ hợp công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng nhất trong gần 40 năm qua”. Khoảng 50 tỷ USD sẽ được phân bổ cho kế hoạch này, hỗ trợ “hàng chục nghìn việc làm tốt cho người Mỹ tại hơn 30 tiểu bang”.
Ông Austin tuyên bố, đạn pháo sẽ được sản xuất ở Pennsylvania, Ohio và Texas như một phần của quá trình hiện đại hóa, đảm bảo “sự thịnh vượng hơn trong nước và an ninh tốt hơn trên toàn cầu”.
Trong chuyến thăm Kiev hai tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đã công bố gói hỗ trợ mới trị giá 100 triệu USD cho Ukraine, bao gồm nhiều loại đạn pháo cỡ nòng khác nhau. Động thái này được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng việc cung cấp đạn pháo cho Kiev “đã giảm” và “thực sự chậm lại” kể từ khi một đồng minh khác của Mỹ là Israel phát động chiến dịch quân sự chống lại phòng trào Hamas vào ngày 7 tháng 10. Theo ông Zelensky, sự cạnh tranh về nguồn đạn dược ngày càng gay gắt, đặc biệt là đạn pháo cỡ nòng 155mm tiêu chuẩn của NATO.
Trước đó, hồi giữa tháng 11, đài ABC News dẫn lời một quan chức Ukraine giấu tên cho biết, nguồn đạn pháo do Mỹ sản xuất cho Ukraine đã giảm hơn 30%. Vào tháng 9, nghị sĩ Ukraine Alexandra Ustinova nói với hãng tin CNN rằng Kiev đã bắn tới 6.000 viên đạn mỗi ngày trong bối cảnh tiến hành cuộc phản công, và quân đội muốn bắn hơn 10.000 viên. Tuy nhiên, con số này chỉ là “một phần nhỏ” trong số lượng đạn dược mà Nga triển khai. Theo số liệu của tình báo phương Tây, Nga sử dụng 20.000 viên – tương đương số đạn mà tổ hợp công nghiệp-quốc phòng châu Âu sản xuất mỗi tháng. Số liệu trên thực tế có thể còn cao hơn tùy theo cường độ chiến đấu.


Bộ Tài chính Trung Quốc ngày 9/4 thông báo, Trung Quốc sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ từ thứ Năm 10/4, tăng so với mức 34% đã công bố trước đó.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 9/4 cho biết, các hệ thống phòng không nước này đã đánh chặn ít nhất 158 máy bay không người lái (UAV) do Ukraine triển khai trong đêm 8/4 và rạng sáng 9/4.
Mức thuế khổng lồ 104% nhắm vào hàng hóa Trung Quốc - một động thái được đánh giá là sẽ làm gia tăng căng thẳng trong cuộc chiến thương mại toàn cầu.
Washington và Moscow thông báo sẽ nối lại đối thoại vào ngày mai 10/4, tại thành phố Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), với trọng tâm là cải thiện hoạt động ngoại giao song phương.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra tối hậu thư cứng rắn, tuyên bố sẽ “giành lại” quyền kiểm soát kênh đào Panama - tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Valerii Zaluzhnyi, Đại sứ Ukraine tại Vương quốc Anh và cựu Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine đã xác nhận sự tồn tại của một trung tâm chỉ huy quân sự bí mật ở Wiesbaden, Đức, theo Hãng thông tấn Belarus Nexta.
0