Mỹ sắp đóng cửa Bộ Giáo dục

Việc đóng cửa Bộ giáo dục Mỹ không còn là tin đồn, sắp trở thành hiện thực sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp mới.

Theo thông báo của Nhà Trắng, trong ngày 20/3, Tổng thống Donald Trump sẽ ký sắc lệnh hành pháp để thực thi đúng cam kết mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ thứ hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump và tỷ phú Elon Musk, người đứng đầu Bộ hiệu quả chính phủ đã cố gắng đóng cửa các chương trình và tổ chức của chính phủ, cũng như Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ mà không có sự chấp thuận của Quốc hội. Việc giải thể Bộ Giáo dục là nỗ lực đầu tiên của ông Trump nhằm đóng cửa một cơ quan cấp nội các.

Quyết định mới nhất của Tổng thống Mỹ đang gây ra làn sóng tranh cãi, đặc biệt từ các đảng viên Dân chủ tại Thượng viện, đa số họ không thể hiện sự đồng tình với việc giải thể Bộ Giáo dục. Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Trump cũng đã nhiều lần kêu gọi giải thể Bộ Giáo dục và đề xuất đóng cửa Bộ này nhưng không nhận được sự đồng thuận từ Quốc hội.

Theo tính toán của Nhà Trắng, chính phủ Mỹ đã chi hơn 3.000 tỉ USD kể từ khi Bộ Giáo dục thành lập vào năm 1979 mà không cải thiện được thành tích của học sinh theo điểm kiểm tra chuẩn hóa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Quân đội Israel ngày 13/5 đã tiến hành không kích hai bệnh viện tại thành phố Khan Younis, miền Nam Dải Gaza, khiến ít nhất 18 người Palestine thiệt mạng và hàng chục người bị thương.

Mỹ sẽ giảm thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có giá trị dưới 800 USD từ mức 120% xuống còn 54%, từ 14/5. Quyết định này được đề cập trong sắc lệnh hành pháp do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký ban hành hôm 12/5.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.

Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.