Mỹ rút khỏi cuộc điều tra quốc tế về Nga tại Ukraine

Bộ Tư pháp Mỹ thông báo sẽ rút khỏi Trung tâm Quốc tế Truy tố Tội xâm lược Ukraine (ICPA), một cơ quan điều tra do Liên minh châu Âu hậu thuẫn, chuyên xem xét các cáo buộc chống lại Nga, Belarus, Triều Tiên và Iran.

Theo báo chí Mỹ, quyết định này đã được Washington thông báo trước với các đối tác châu Âu. Chính quyền Mỹ viện dẫn lý do cắt giảm chi tiêu chính phủ, đồng thời chấm dứt khoản hỗ trợ 1 triệu USD cho các nhà điều tra châu Âu. Ngoài ra, Bộ Tư pháp Mỹ cũng thu hẹp quy mô hoạt động của nhóm WarCAT, vốn được thành lập để hỗ trợ Ukraine trong việc truy tố tội ác chiến tranh.

Cùng với đó, Mỹ đã ngừng tài trợ cho một dự án điều tra cáo buộc Nga bắt cóc trẻ em Ukraine. Trong khi đó, Nga bác bỏ các cáo buộc của phương Tây, khẳng định việc đưa trẻ em Ukraine sang Nga là biện pháp nhân đạo nhằm bảo vệ các em khỏi chiến sự.

Giới quan sát nhận định, động thái này phản ánh sự thay đổi trong chính sách của Washington đối với cuộc xung đột Ukraine. Ông Trump, người đang tìm cách cải thiện quan hệ với Moscow, dự kiến sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 18/3 nhằm thảo luận về giải pháp hòa bình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.

Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.

Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.

Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.

Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.

Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.