Mỹ quyết tâm giải cứu hết công dân bị Nga giam giữ
Tuyên bố này được Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đưa ra ngay sau khi Moscow trả tự do cho Marc Fogel, một cựu giáo viên và nhà ngoại giao Mỹ, người từng bị kết án 14 năm tù vì tội danh liên quan đến ma túy.
Ngoại trưởng Rubio khẳng định, Washington đang tiếp tục nỗ lực giải cứu thêm nhiều công dân Mỹ bị giam giữ tại Nga. Tổng thống Donald Trump đánh giá cao việc Nga phóng thích ông Fogel, coi đây là hành động thiện chí và bước tiến tích cực trong việc tiến tới chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine.
Ông chủ Nhà Trắng cũng bày tỏ sự cảm kích đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã tạo điều kiện cho thỏa thuận này. Ông tiết lộ rằng, một công dân Mỹ khác sẽ sớm được trả tự do, nhưng không cung cấp thêm chi tiết.
Marc Fogel, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ, bị bắt tại một sân bay ở Nga vào năm 2021 với cáo buộc tàng trữ trái phép cần sa. Ông khai nhận mang theo một lượng nhỏ cần sa y tế được kê đơn hợp pháp tại Mỹ, nhưng vẫn bị kết án 14 năm tù. Việc thả Fogel đánh dấu lần đầu tiên một công dân Mỹ bị giam tại Nga được trả tự do trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump.
Về phía Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, một công dân Nga đang bị giam giữ tại Mỹ sẽ sớm được đưa trở về quê hương, như một phần trong thỏa thuận trao đổi tù nhân giữa Moscow và Washington. Ông khẳng định công dân Nga này sẽ được hồi hương trong những ngày tới nhưng không tiết lộ danh tính.
Trước đó, vào tháng 8/2024, Mỹ và Nga đã thực hiện cuộc trao đổi tù nhân lớn nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Hiện tại, ít nhất 9 công dân Mỹ vẫn đang bị giam giữ tại Nga với các cáo buộc khác nhau, từ gián điệp, buôn bán ma túy đến hành vi bạo lực. Các bản án của họ dao động từ dưới 4 năm đến 21 năm tù giam.


Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Ấn Độ và Pakistan ngày 10/5 đã bất ngờ đồng ý ngừng bắn, vào thời điểm các cuộc tấn công “ăn miếng trả miếng” giữa hai bên đang leo thang đến mức nguy hiểm.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/5 đã chính thức đề xuất Ukraine nối lại các cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào ngày 15/5, không kèm theo bất kỳ điều kiện tiên quyết nào.
Tờ New York Times đưa tin, Mỹ đã phê duyệt chuyển giao 100 tên lửa phòng không Patriot và 125 tên lửa pháo binh tầm xa từ kho dự trữ của Đức sang Ukraine.
Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.
Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.
0