Mỹ mong muốn đàm phán thương mại thực chất với Trung Quốc
Những bình luận của Tổng thống Trump được đưa ra tại Nhà Trắng trong khi công bố các chi tiết của một thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Anh.
Bình luận của nhà lãnh đạo Mỹ cho thấy các dấu hiệu tích cực trong mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, vốn đã bị mắc kẹt trong thế bế tắc về các vấn đề thuế quan và thương mại.
Sau hơn hai tháng không có động thái nào hướng tới sự hòa giải, tuần này, hai bên đã tuyên bố sẽ cử các quan chức cấp cao đến Thụy Sĩ để đàm phán vào cuối tuần.
Theo thông báo của Bộ Tài chính Mỹ và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR), Bộ trưởng Tài chính nước này Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer sẽ đại diện cho Washington tham dự các cuộc họp diễn ra trong hai ngày 10 và 11/5. Các cuộc họp này nhằm đặt nền tảng cho các cuộc đàm phán trong tương lai.
Trong khi đó, Tân Hoa xã ngày 7/5 dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong với tư cách là người phụ trách các vấn đề kinh tế và thương mại Trung - Mỹ, sẽ đại diện cho phía Trung Quốc tiến hành cuộc gặp với Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent. Cuộc gặp diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm của ông Hà Lập Phong tới Thụy Sĩ theo lời mời của chính phủ nước này, từ ngày 9-12/5.


Pakistan đã khởi động chiến dịch quân sự mang tên “Bunyan-ul-Marsoos” vào ngày 10/5, nhằm trả đũa các động thái được cho là khiêu khích và tấn công quân sự từ phía Ấn Độ. Chiến dịch bao gồm các cuộc tấn công chính xác bằng tên lửa Fateh nhắm vào nhiều cơ sở quân sự Ấn Độ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/5 cho biết, ông kỳ vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ sớm kết thúc cuộc xung đột kéo dài hơn 3 năm qua.
Pakistan cho biết vào sáng 10/5, Ấn Độ đã bắn tên lửa vào ba căn cứ không quân của nước này, bao gồm một căn cứ gần Thủ đô Islamabad. Tuy nhiên, hệ thống phòng không Pakistan đã đánh chặn hầu hết các tên lửa này.
Ngay từ khi giành độc lập khỏi thực dân Anh vào năm 1947, Ấn Độ và Pakistan đã có ba lần đối đầu vì tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt tại khu vực Kashmir – một vùng núi chiến lược mà cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên, cuộc xung đột lần này có điểm khác, chủ yếu diễn ra dưới hình thức đụng độ quy mô nhỏ, chiến tranh thông tin, hoặc các hoạt động bán quân sự ở biên giới.
Truyền thông khu vực Trung Đông đưa tin, phái đoàn của Phong trào Hồi giáo Hamas đã tổ chức hai cuộc họp với các nhà trung gian Ai Cập và Qatar trong tuần này, tuy nhiên các bên không đạt được đột phá trong việc tìm kiếm lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Pakistan đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của cơ quan giám sát kho vũ khí hạt nhân của nước này vào ngày 10/5, sau khi vào sáng sớm cùng ngày, Islamabad phát động chiến dịch quân sự chống lại Ấn Độ.
0