Mỹ lắp camera thiên văn kỹ thuật số lớn nhất thế giới

Để giải mã những bí ẩn vũ trụ, các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Gia tốc quốc gia tại California, Mỹ đang tiến hành lắp ráp chiếc camera thiên văn kỹ thuật số lớn nhất thế giới để vận chuyển tới đài thiên văn Vera C. Rubi.

Chiếc camera này có khả năng theo dõi toàn bộ bầu trời rõ nét hơn hàng nghìn lần so với những chiếc kính thiên văn trước đây.

Các kỹ sư của phòng thí nghiệm Gia tốc Quốc gia Mỹ đang hoàn tất những công đoạn cuối để sẵn sàng đưa chiếc camera thiên văn kỹ thuật số khổng lồ (LSST) tới ngôi nhà mới của nó trên đỉnh Cerro Pachón, một ngọn núi cao hơn 2.7000 m ở Chile.

Sau khi được lắp đặt, chiếc Camera LSST sẽ có khả năng chụp khoảng 1.000 hình ảnh và 15 đến 20 terabyte dữ liệu mỗi đêm. Những hình ảnh này giúp các nhà khoa học nghiên cứu năng lượng tối, vật chất tối, sự phân bố của các thiên hà và những bí ẩn khác của vũ trụ.

Chị Margaux Lopez - Phòng thí nghiệp máy gia tốc quốc gia, cho biết: chụp 1.000 bức ảnh mỗi đêm là điều hoang đường với những loại kính thiên văn khác. Nhưng với chiếc camera thiên văn này chúng tôi có thể làm được điều đó, nó còn có thể ghi lại những hình ảnh ở rất xa.

Camera thiên văn có độ phân giải lên tới 3.200 megapixel, gấp 160 lần đến 320 lần so với một chiếc máy ảnh thông thường.

Camera thiên văn có độ phân giải lên tới 3.200 megapixel, gấp 160 lần đến 320 lần so với một chiếc máy ảnh thông thường. Nó có trọng lượng 3 tấn và kích thước tương đương với một chiếc ô tô. Camera được thiết kế để chống chọi với các trận động đất trên đỉnh núi Chile.

Theo các kỹ sư của dự án, hình ảnh được ghi bằng camera đạt độ chi tiết đến mức có thể thấy rõ một quả bóng golf từ khoảng cách trên 40 km. Camera cũng có độ rộng đủ để quan sát vùng trời rộng gấp 7 lần trăng tròn. Máy ảnh sẽ đến Chile vào tháng tới và được lắp đặt trên Kính viễn vọng Khảo sát Simonyi tại Đài thiên văn Vera C. Rubin. Công chúng có thể được nhìn thấy những hình ảnh đầu tiên từ chiếc camera này vào năm 2025.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/5 tuyên bố sẽ dỡ bỏ toàn bộ lệnh trừng phạt đối với Syria, đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong chính sách kéo dài nhiều năm của Washington đối với quốc gia Trung Đông này.

Nga và Ukraine đang chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, với sự hiện diện của Mỹ.

Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.

Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.

Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.