Mỹ giải thể văn phòng chống thông tin sai lệch

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ hôm 16/4 cho biết sẽ đóng cửa Văn phòng Chống can thiệp và Thao túng thông tin nước ngoài - một đơn vị thuộc Bộ Ngoại giao chuyên xử lý các chiến dịch tuyên truyền từ nước ngoài.

Ông Marco Rubio, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đã cáo buộc văn phòng này lãng phí ngân sách và can thiệp vào quyền tự do ngôn luận của người Mỹ.

Văn phòng trên trước đây mang tên Trung tâm Hợp tác Toàn cầu (GEC), từng nhận ngân sách hàng chục triệu USD mỗi năm và có hơn 120 nhân viên. Dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden, GEC đã bị giải thể vào cuối năm 2024 sau khi Quốc hội không gia hạn nhiệm vụ. Sau đó, nó được tái cơ cấu thành một bộ phận mới có tên R/FIMI, với chức năng tương tự trong lĩnh vực ngoại giao công chúng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng Marco Rubio tại Nhà Trắng, Washington DC ngày 14/4/2025. Ảnh: Getty Images / Win McNamee

Trong tuyên bố mới, Ngoại trưởng Rubio nhấn mạnh: “Văn phòng này tiêu tốn hàng triệu đô để bịt miệng những tiếng nói mà họ lẽ ra phải bảo vệ. Đó là một nghịch lý không thể chấp nhận trong một nền dân chủ như nước Mỹ”.

Quyết định đóng cửa văn phòng này nằm trong làn sóng cắt giảm quy mô chính quyền Tổng thống Donald Trump khởi xướng từ khi quay lại Nhà Trắng hồi tháng 1/2025. Hàng nghìn nhân viên liên bang đã bị sa thải và một số cơ quan như Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) cũng đã bị giải thể.

Tuy nhiên, quyết định này gây ra nhiều tranh cãi. Thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen - thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện cảnh báo rằng, việc loại bỏ GEC và các kênh truyền thông công chúng khác sẽ làm suy yếu sức mạnh đối ngoại của Mỹ, đồng thời tạo điều kiện cho các đối thủ lấp đầy khoảng trống thông tin toàn cầu.

Trong khi đó, các đảng viên Cộng hòa và giới truyền thông bảo thủ từ lâu đã chỉ trích GEC là thiên vị và kiểm duyệt nội dung không phù hợp với quan điểm chính trị của họ. Năm 2023, Tổng chưởng lý bang Texas Ken Paxton cùng hai hãng truyền thông bảo thủ The Daily Wire và The Federalist đã kiện Bộ Ngoại giao Mỹ vì cho rằng cơ quan này tài trợ công nghệ kiểm duyệt trực tuyến, gây bất lợi cho báo chí cánh hữu.

Tỷ phú công nghệ Elon Musk - một đồng minh thân cận của Tổng thống Trump cũng từng gọi GEC là “tổ chức kiểm duyệt tệ hại nhất” trong chính phủ Mỹ, cho rằng đây là mối đe dọa đối với tự do báo chí và nền dân chủ.

Phát biểu trong một cuộc trò chuyện trực tuyến hôm 16/4 với cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mike Benz, ông Rubio kết luận: “Chúng ta nên chống lại dối trá bằng sự thật, không phải bằng việc dùng chính phủ để bịt miệng người dân.”

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 16/4 cho biết, các cuộc thảo luận về thuế quan với Nhật Bản đã đạt được tiến bộ lớn.

Theo Nhà Trắng, mức thuế 245% thực tế không phải mức thuế mới và cũng chỉ áp dụng đối với một số mặt hàng nhất định của Trung Quốc.

Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành các quy định mới nhằm thắt chặt kiểm soát xuất khẩu 7 nguyên tố đất hiếm trung bình nặng.

Chủ tịch Fed khẳng định, động thái tốt nhất của Fed hiện tại là giữ nguyên lãi suất cho đến khi dữ liệu cho thấy rõ ràng nền kinh tế Mỹ đang phản ứng như thế nào với các chính sách thuế của Tổng thống Trump.

Quân đội Israel tuyên bố, họ đã biến 30% lãnh thổ Gaza thành vùng đệm, đồng thời khẳng định sẽ tiếp tục các cuộc tấn công và duy trì lệnh phong tỏa viện trợ nhân đạo tới vùng lãnh thổ này.

Thống đốc và Tổng chưởng lý California cho biết, bang này đã đệ đơn kiện chính quyền liên bang nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế toàn diện đối với các đối tác thương mại nước ngoài.