Mỹ gặp Nga: Trong khó ló cái phân rẽ

Chỉ hai ngày sau khi đón tiếp đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Washington (Mỹ), đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Steve Witkoff, đã sang Nga trực tiếp gặp ông Putin.

Ông Witkoff tung ra ý tưởng gây bối rối không chỉ ở Mỹ mà trong cả nội bộ của khối Phương Tây và cả ở Ukraine. Ông Witkoff cho rằng nên để cho Nga kiểm soát bốn vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine vốn Nga đến thời điểm hiện tại đã kiểm soát gần hết: Kherson, Luhansk, Donetsk và Zaporizhzhia.

Ukraine, các đồng minh của Mỹ ở châu Âu, nhiều chính khách thuộc phe Đảng Cộng hoà ở Mỹ và cả đặc phái viên của ông Trump về Ukraine, tướng Keith Kellogg vừa ngỡ ngàng, vừa hậm hực và nếu không công khai phản đối cũng bác bỏ đề xuất này của ông Witkoff. Ông Kellogg đã can thiệp tận nơi ông Trump để ngăn cản nhưng ông Trump lại ngả theo ông Witkoff.

Trên thực địa, Nga đã quản lý gần hết cả bốn vùng lãnh thổ này của Ukraine. Do đó, đề xuất của ông Witkoff và sự "bật đèn xanh" của ông Trump có lợi nhiều cho Nga không phải vì được Mỹ có ý dành cho quản lý cả phần lãnh thổ mà hiện Nga chưa quản lý được tại bốn nơi này mà nhiều hơn cả ở hai khía cạnh khác. Thứ nhất, ông Trump và đặc phái viên của mình ý thức được rằng muốn nhanh chóng có được thoả thuận ngừng chiến ở Ukraine và chưa nói đến chấm dứt cuộc chiến tranh ở Ukraine, phía Mỹ phải chấp nhận để cho Nga tiếp tục quản lý những vùng lãnh thổ của Ukraine mà hiện Nga đang quản lý trực tiếp. Thứ hai, nội bộ phe Phương Tây bị phân rẽ sâu sắc với chính quyền mới ở Mỹ về đề xuất này.

Từ sự đồng điệu giữa ông Trump và ông Witkoff về đề xuất nói trên của ông Witkoff, có thể thấy, ông Trump hiện trong tình thế khá khó xử khi không nhanh chóng chấm dứt được cuộc chiến ở Ukraine và cũng không dám chắc đến khi nào có thể kết thúc được nó. Ông Trump hiện chẳng khác nào phải chạy đua với thời gian để đạt được kết quả cụ thể nào đó, nếu chưa được là giải pháp giúp chấm dứt cuộc chiến tranh thì ít nhất phải là thoả thuận ngừng chiến giữa Nga và Ukraine.

Để đạt được tiến triển tối thiểu này, ông Trump và vị đặc phái viên chọn cách nhượng bộ Nga. Bởi nếu không nhượng bộ, sớm hay muộn Nga vẫn sẽ tự đạt được ở Ukraine để đổi lấy sự chấp thuận ngừng chiến ở Ukraine. Trên thực tế, giải pháp chia Ukraine ra thành 4 vùng lãnh thổ nói trên ở miền Đông Ukraine và phần còn lại của Ukraine giống như phân chia thành phố Berlin ở nước Đức ra thành vùng Đông Berlin và vùng Tây Berlin.

Nếu phía Nga đồng ý, phái Ukraine không chấp thuận, ông Trump sẽ có cớ để chính thức buông bỏ Ukraine mà không bị tổn hại thể diện và uy danh. Phía Nga chắc chắn sẽ chấp nhận đề xuất này của phía Mỹ và sẽ tính tiếp những bước đi sau. Trong thế khó, phía Mỹ mới chịu ló ra ý tưởng này với sự ý thức được nội bộ phe mình vì thế dễ bị phân rẽ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lực luợng hải quân Nga và Ai Cập vừa tiến hành cuộc tập trận chung mang tên “Cầu Hữu nghị - 2025” tại vùng biển Địa Trung Hải.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhập khẩu, nhằm tạo thời gian cho các nhà sản xuất điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 14/4 đã thừa nhận, quân đội Ukraine hiện không còn đủ khả năng giành lại các vùng lãnh thổ đã mất trong cuộc xung đột với Nga.

Chính phủ Hàn Quốc vừa thông báo sẽ tăng quy mô gói hỗ trợ dành cho ngành công nghiệp bán dẫn lên 33 nghìn tỷ won (tương đương khoảng 23,25 tỷ USD).

Bộ trưởng Quốc phòng Hy Lạp Nikos Dendias ngày 14/4 cho biết, nước này đã ký thỏa thuận mua 16 tên lửa chống hạm Exocet do Pháp sản xuất.

Bộ trưởng Ngoại giao Italia Antonio Tajani cho biết, vòng đàm phán hạt nhân thứ hai giữa Mỹ và Iran sẽ được tổ chức tại Rome, Italia.