Mỹ dừng chính sách can thiệp toàn cầu

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã kết thúc thí nghiệm dài hạn của Mỹ trong việc can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Trong bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp tại Học viện Hải quân Mỹ ở Annapolis, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance đã tuyên cáo định hướng chính sách đối ngoại và an ninh mới của chính quyền mới ở Mỹ. Định hướng này không những chỉ là sự điều chỉnh chính sách đối ngoại và an ninh mang tính nguyên tắc cơ bản nhất đối với nước Mỹ kể từ hơn một thế kỷ nay, mà cả trên danh nghĩa lẫn trong thực chất chẳng khác gì hành động bước qua lời nguyền.

Thông điệp cốt lõi của ông Vance nhân danh cả ông Trump là Mỹ sẽ không tiếp tục thực thi chính sách can thiệp toàn cầu. Ông Vance đề cập đến "sự thay đổi thế hệ" trong chính sách đối ngoại của Mỹ, nhấn mạnh chính quyền Trump đang chuyển hướng khỏi các chính sách "xây dựng quốc gia" và các "sứ mệnh không xác định" sang một chiến lược "dựa trên chủ nghĩa hiện thực và bảo vệ lợi ích cốt lõi của chúng ta".

Như vậy, chính quyền Trump/Vance chủ trương từ nay chấm dứt các cuộc can thiệp vào công việc nội bộ của nước ngoài, ngay cả khi những nước ngoài đó có rất ít liên quan đến lợi ích cốt lõi của Mỹ. Chính quyền Trump/Vance tập trung ưu tiên cho lợi ích cốt lõi của Mỹ, tránh các cuộc chiến tranh không có mục tiêu rõ ràng hoặc không phục vụ lợi ích sống còn của nước Mỹ, pha trộn những nội hàm của khẩu hiệu "Nước Mỹ trước hết" và triết lý của trường phái chủ nghĩa hiện thực. Chính quyền Trump/Vance tách biệt rõ ràng với những học thuyết chi phối và dẫn dắt chính sách đối ngoại của Mỹ xuyên suốt từ cuối thế kỷ thứ 19 đến nay: Học thuyết Monroe, Học thuyết Truman, Học thuyết Domino và Học thuyết Can thiệp nhân đạo.

Lý do chính khiến chính quyền Trump/Vance suy tính đến sự điều chỉnh chính sách như bước ngoặt rất hiếm thấy trong lịch sử đến nay của nước Mỹ được ông Vance chỉ ra ngay trong bài phát biểu trên, thực chất là sự thú nhận rằng "kỷ nguyên thống trị không đối thủ của Mỹ đã kết thúc" và Mỹ phải thích nghi với một thế giới có nhiều đối thủ trỗi dậy thách thức Mỹ. Mỹ phải ưu tiên trước hết cho cường thịnh nội bộ, không vì sức mạnh mềm mà sa sút sức mạnh cứng để đến nỗi thua kém đối thủ về sức mạnh cứng.

Hệ luỵ sẽ là suy giảm vai trò, vị thế và ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới, sức mạnh và vai trò của các liên minh đa quốc gia mà Mỹ tham gia cũng sẽ bị ảnh hưởng bất lợi. Các cấu trúc liên kết và hợp tác quốc tế sẽ buộc phải thay đổi. Cạnh tranh địa chính trị toàn cầu sẽ quyết liệt hơn bởi việc Mỹ ngừng can thiệp toàn cầu sẽ để lại khoảng trống quyền lực nhất định. An ninh và ổn định ở nhiều khu vực sẽ gặp nhiều thách thức mới, bắt đầu thời kỳ mới trong chính trị an ninh thế giới và quan hệ quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, thậm chí cả việc rút khỏi quá trình đàm phán nếu nỗ lực cuối cùng hướng tới hòa bình không hiệu quả.

Một vụ nổ lớn đã xảy ra ngày 27/5 tại một nhà máy sản xuất hóa chất ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Hiện tại, chưa có báo cáo về thương vong trong vụ việc.

Bộ Ngoại giao Triều Tiên đã bày tỏ quan ngại về dự án hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Vàng" của Mỹ.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố sẽ đưa tất cả các con tin từ Gaza trở về.

Ông Trump đang cân nhắc chuyển 3 tỷ USD tiền tài trợ liên bang đã cấp cho Đại học Harvard sang phân bổ cho các trường dạy nghề trên toàn quốc.

Vòng đàm phán mới nhất giữa Israel và Hamas sẽ diễn ra ở Cairo, Ai Cập, với các nhà trung gian gồm nước chủ nhà Ai Cập, Mỹ và Qatar.