Mỹ Đức phát triển du lịch làng nghề dệt

Nhắc đến nghề dệt lụa, ở Hà Nội không chỉ có làng Vạn Phúc mà rất nhiều làng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải.

Trong đó, làng nghề Phùng Xá, xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, từng được mệnh danh là “thủ phủ dâu tằm”. Vài năm gần đây, vùng quê này càng thêm tự hào khi có người đã nghiên cứu và làm thành công tơ sen.

Nghệ nhân ưu tú Phan Thị Thuận, xã Phùng Xá, chia sẻ, khi những người làm nghề cảm nhận được rằng mình đã giữ gìn và phát triển được nghề tơ tằm, bà bắt đầu nghiên cứu về sợi tơ trong cuống cây sen. Bà cho biết mình rất may mắn khi được lựa chọn là một trong những nghệ nhân giỏi để làm tơ sen và được tham gia vào đề tài 'Lấy sợi tơ từ cuống cây sen'. Từ đó, đã thành công trong việc rút sợi tơ từ cuống cây sen và phát triển nghề dệt lụa tơ sen tại xã Phùng Xá.

Tiếng lành đồn xa, ngày càng nhiều khách hàng biết đến sản phẩm của bà Thuận cũng như các sản phẩm tơ tằm của Phùng Xá, nhất là khi làng được kết nối với con đường di sản Nam Thăng Long. Điều này đã tạo động lực lớn cho nhiều thợ ươm tơ, dệt vải trong xã duy trì và gắn bó với nghề truyền thống.

Du khách đến thăm làng nghề tơ tằm truyền thống còn có cơ hội tham gia trải nghiệm quy trình dệt tơ tằm và chứng kiến từng bước tạo ra những mảnh vải tơ hoàn chỉnh. Chính nhờ vậy, trong những năm gần đây, làng tơ tằm xã Phùng Xá đã trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút du khách cả trong và ngoài nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức vào sáng 5/3, tại cụm di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng.

Những trung tâm văn hóa nghệ thuật và bảo tàng là nơi hội tụ tinh hoa, giới thiệu di sản lịch sử Hà Nội, giúp các bạn trẻ khám phá nhiều giá trị văn hóa độc đáo thông qua hoạt động giao lưu.

Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.