Mỹ đưa tàu đổ bộ lên Mặt Trăng sau nửa thế kỷ

Tàu đổ bộ Odysseus, được thiết kế bởi công ty hàng không vũ trụ tư nhân Intuitive Machines, đã trở thành tàu vũ trụ đầu tiên do Mỹ sản xuất hạ cánh xuống Mặt Trăng kể từ năm 1972. Tàu được phóng lên bằng tên lửa SpaceX Falcon 9 vào ngày 15 tháng 2.

Ông Tim Crain, người đồng sáng lập Intuitive Machines khẳng định: "Chắc chắn, con tàu đã hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng và chúng tôi đang truyền tin về trái đất".

Ngay sau khi tàu đổ bộ cao 14 feet (4,2 mét) hạ cánh thành công xuống bề mặt mặt trăng, Tổng Giám đốc Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson  phát biểu "Hôm nay, lần đầu tiên sau hơn nửa thế kỷ, Mỹ đã trở lại Mặt Trăng, chứng minh sức mạnh và lời hứa của NASA với các đối tác thương mại.”

Đồ họa tàu Odysseus hạ cánh xuống bề mặt Mặt Trăng

Trong khi di chuyển quanh quỹ đạo Mặt Trăng, tàu Odysseus đã chụp một bức ảnh về miệng núi lửa Bel'kovich. Tàu mang theo sáu thiết bị nghiên cứu của NASA, bao gồm thiết bị phân tích Đất Mặt Trăng và plasma điện.

Tàu Odysseus cũng mang theo một tác phẩm của nghệ sĩ người Mỹ Jeff Koons - một chiếc hộp trong suốt với 125 tác phẩm điêu khắc tròn bằng thép không gỉ, đại diện cho các giai đoạn của Mặt Trăng.

Mỹ ngừng gửi tàu đổ bộ lên Mặt trăng sau khi sứ mệnh Apollo 17 kết thúc vào tháng 12 năm 1972. Tháng trước, NASA thông báo rằng sứ mệnh Artemis II của họ – một chuyến bay có người lái ngang qua mặt trăng– đã bị trì hoãn cho đến tháng 9 năm 2025. Các phi hành gia Mỹ dự kiến sẽ trở lại Mặt trăng vào tháng 9 năm 2026.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.