Mỹ đình chỉ viện trợ cho Ukraine

Tạp chí Politico ngày 24/1 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã ban hành lệnh tạm dừng chi tiêu đối với hầu hết các khoản viện trợ nước ngoài trong vòng 90 ngày. Quyết định này đã khiến các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ “bị sốc” và dường như được áp dụng cho cả các khoản viện trợ quân sự dành cho Ukraine.

Theo tài liệu nội bộ được tiết lộ, ông Marco Rubio yêu cầu tất cả các cơ quan ngoại giao và lãnh sự quán ngay lập tức dừng mọi hoạt động phân bổ ngân sách cho các chương trình viện trợ nước ngoài, bao gồm cả các khoản tài trợ đã được chính phủ phê duyệt trước đó.

Đáng chú ý, lệnh của ông Rubio được đánh giá vượt xa sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump, vốn chỉ yêu cầu tạm dừng viện trợ nước ngoài trong 90 ngày để Ngoại trưởng xem xét. Lệnh của Tổng thống không nêu rõ liệu các khoản viện trợ quân sự đã được phân bổ có bị ảnh hưởng hay không nhưng quyết định của ông Marco Rubio dường như tác động trực tiếp đến viện trợ quân sự cho một số đồng minh quan trọng của Mỹ, trong đó có Ukraine.

Một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng, quyết định của Ngoại trưởng Rubio là bước đi mạnh tay nhất từng được thực hiện đối với viện trợ nước ngoài. Trước đó, trong bài phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi được phê chuẩn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ, ông Macro Rubio nhấn mạnh lợi ích quốc gia sẽ là ưu tiên trong chương trình nghị sự chính sách đối ngoại của mình.

Ông Marco Rubio, Ngoại trưởng Mỹ cho biết: “Trong nền cộng hòa của chúng ta, cử tri quyết định hướng đi của đất nước và họ đã bầu ông Donald Trump làm tổng thống khi nói đến chính sách đối ngoại với một sứ mệnh rất rõ ràng. Đó là đảm bảo rằng chính sách đối ngoại của chúng ta tập trung vào thúc đẩy lợi ích quốc gia”.

Một số chuyên gia cảnh báo rằng, việc tạm dừng các khoản viện trợ nước ngoài có thể dẫn đến các tranh chấp pháp lý nếu các hợp đồng tài trợ bị hủy bỏ hoặc trì hoãn. Việc tạm dừng viện trợ cho Ukraine, trong bối cảnh nước này vẫn đang đối mặt với cuộc xung đột kéo dài, cũng làm dấy lên nhiều ý kiến trái chiều, khi Mỹ hiện là quốc gia cung cấp viện trợ quân sự lớn nhất cho Ukraine. Theo Lầu Năm Góc, kể từ tháng 2/2022, Washington đã cung cấp gần 66 tỷ USD viện trợ quân sự cho Kiev.

Chính phủ Ukraine và các bên liên quan hiện vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức về quyết định này. Trong khi đó, giới phân tích nhận định, lệnh tạm dừng viện trợ là một tín hiệu rõ ràng về chính sách đối ngoại cứng rắn hơn của chính quyền Tổng thống Trump và nhấn mạnh mục tiêu tái định hình vai trò của Mỹ trên trường quốc tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sau hơn nửa thế kỷ, Bảo tàng Nghệ thuật Sao Paulo (MASP), Brazil đã bước vào một hành trình mới với tòa nhà 14 tầng hiện đại.

Giới học giả Italia nhận định kế hoạch tăng chi tiêu quốc phòng trên toàn khối của Liên minh châu Âu đang phải đối diện với những thách thức ở Italia, một trong những quốc gia có tỷ lệ nợ công trên tổng sản phẩm quốc nội cao nhất toàn cầu.

Gần một trăm robot hình người đang học cách làm bánh sandwich, lau quầy và cắm hoa trong suốt 17 giờ/ngày tại một nhà kho ở ngoại ô thành phố Thượng Hải, Trung Quốc.

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Người dân cả nước hướng về ngày Giỗ Tổ; Phim “Địa đạo” thu hơn 30 tỷ đồng ngày đầu công chiếu; Kế hoạch quốc phòng mới của EU đối diện nhiều thách thức;... là những nội dung đáng chú ý trong chương trình hôm nay.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.