Mỹ điều F-16 chặn máy bay gần dinh thự của ông Trump

Máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Mỹ đã được điều động để chặn một máy bay dân sự đang bay trong không phận tạm thời bị hạn chế gần dinh thự Mar-a-Lago của Tổng thống Donald Trump ở Florida hôm 10/3.

Bộ Tư lệnh Phòng thủ không gian Bắc Mỹ (NORAD) cho biết trong một tuyên bố rằng, sự cố xảy ra khi ông Trump đang chơi golf tại sân Trump International Golf Club ở West Palm Beach thuộc bang Florida. Các máy bay F-16 triển khai pháo sáng để thu hút sự chú ý của phi công máy bay dân sự. Trước đó một ngày, các máy bay phản lực cũng đã chặn một chiếc máy bay sau khi ông Trump đến sân golf từ dinh thự Mar-a-Lago.

Tiêm kích F-16 của Mỹ.

Các vụ xâm phạm không phận ở không phận đông đúc phía nam Florida đã khiến máy bay chiến đấu phải chặn nhưng không làm thay đổi lịch trình của ông Trump hoặc ảnh hưởng đến an ninh.

Giới chức liên bang Mỹ duy trì lệnh hạn chế bay vĩnh viễn đến bán kính 30 hải lý quanh khu vực gần dinh thự của Tổng thống Trump. Các vụ vi phạm không phận diễn ra tương đối thường xuyên, nhưng NORAD đang báo động về tần suất xâm nhập. Tới nay, đã có ít nhất 20 vụ xâm phạm như vậy kể từ sau khi ông Trump nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ 2.

Năm 2017, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump với tư cách là Tổng thống Mỹ, hai máy bay chiến đấu F-15 đã được điều động để chặn một máy bay gần Mar-a-Lago và các quan chức cho biết sự cố đã tạo ra một "tiếng nổ siêu thanh" khiến cư dân gần đó lo ngại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhà văn Ấn Độ Banu Mushtaq đã giành giải Man Booker Quốc tế 2025 với một tuyển tập gồm 12 truyện ngắn có tựa đề "Đèn Lòng".

Bảo tàng tượng sáp Madame Tussauds ở trung tâm thành phố London, Anh, đã ra mắt tượng sáp mới của Công nương xứ Wales Kate Middleton.

Các nước G7 đang bắt đầu thảo luận về việc đánh thuế lên những mặt hàng giá trị thấp của Trung Quốc.

Yoshinoya - chuỗi thức ăn nhanh hơn 120 năm tuổi của Nhật Bản đang muốn đưa mì ramen thành trụ cột kinh doanh thứ ba của hãng.

Việc xóa bỏ các biện pháp trừng phạt với Syria có thể xem như một "củ cà rốt" nhằm thúc đẩy chính quyền chuyển tiếp hoặc ít nhất là kéo Syria ra khỏi quỹ đạo quá gần với các đối thủ địa chính trị của phương Tây.

Chính sách siết chặt của Mỹ có thể lại trở thành “chất xúc tác” đẩy nhanh quá trình tự cường công nghệ của Trung Quốc - điều mà Washington có lẽ không hề mong muốn.